Chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
17:45 22/03/2018
Chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Chứng cứ bao gồm những thuộc tính nào, Chứng cứ được thu thập từ những nguồn nào
- Chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Kiến thức của bạn:
Chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Kiến thức của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn: Chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
1. Chứng cứ và các thuộc tính của chứng cứ
1.1 Chứng cứ là gì?
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về chứng cứ như sau:
Điều 86. Chứng cứ
"Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án."
1.2 Các thuộc tính của chứng cứ
Chứng cứ có 3 thuộc tính: Tính xác thực, tính liên quan và tính hợp pháp
a. Tính xác thực
Chứng cứ có tính xác thực, tức là nó luôn có thật, tồn tại khách quan, phản ánh trung thực những tình tiết của vụ án đã xảy ra, không bị xuyên tạc, bóp méo theo ý chí chủ quan của con người. Tội phạm là sự kiện khách quan xảy ra trên thực tế nên những gì chứa đựng thông tin về tội phạm cũng luôn tồn tại khách quan, được giữ lại, phản ánh qua các đồ vật, tài liệu hoặc lưu giữ trong trí óc con người. Do đó, những gì không có thật hoặc không thể làm sáng tỏ được là có thật thì không thể được coi là chứng cứ.
b. Tính liên quan
Chứng cứ có tính liên quan, nghĩa là nó phải liên quan đến việc xác định tội phạm và có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Điều này thể hiện qua mối liên hệ khách quan cơ bản của chứng cứ và những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự, cụ thể: Chứng cứ được dùng làm căn cứ để xác định việc có hay không có tội phạm xảy ra; người hay pháp nhân nào đã thực hiện hành vi phạm tội; hành vi đó phạm vào tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự mà người, pháp nhân đó có thể bị áp dụng,...
Việc xác định tính liên quan của chứng cứ được thực hiện trong suốt quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ để xác định sự thật của vụ án, làm sáng tỏ những vấn đề thuộc đối tượng chứng minh của vụ án.
c. Tính hợp pháp
Tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện ở chỗ, chứng cứ phải được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định. Theo khoản 2 điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, những gì có thật những không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Tóm lại, chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 phải thỏa mãn đầy đủ ba thuộc tính: tính xác thực, tính liên quan và tính hợp pháp. Nếu xét mối quan hệ nội tại giữa các thuộc tính của chứng cứ thì tính xác thực và tính liên quan là nội dung của chứng cứ còn tính hợp pháp là hình thức của chứng cứ. [caption id="attachment_79397" align="aligncenter" width="480"] Chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015[/caption]
2. Phân loại chứng cứ
- Dựa vào ý nghĩa trực tiếp hay gián tiếp làm sáng tỏ những vấn đề thuộc đối tượng chứng minh của vụ án, chứng cứ được phân thành chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp.
+ Chứng cứ trực tiếp: là chứng cứ trực tiếp xác định các tình tiết thuộc những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự. Ví dụ: A giết B rồi dấu xác dưới giếng nước, C nhìn thấy và báo Công an. Lời khai của C là chứng cứ trực tiếp vì nó phùhợp với lời khai nhận tội của A.
+ Chứng cứ gián tiếp: là chứng cứ không trực tiếp làm sáng tỏ những vấn đề thuộc đối tượng chứng minh của vụ án mà chỉ có ý nghĩa làm sáng tỏ những vấn đề khác có liên quan. Nếu kết hợp với những chứng cứ khác thì chứng cứ gián tiếp có ý nghĩa làm sáng tỏ những vấn đề cần chứng minh của vụ án. Ví dụ: Cơ quan điều tra thu được 1 con dao tại hiện trường. A xác nhận con dao đó là của B - bạn của A. Qua đối chiếu vân tay trên con dao, Cơ quan điều tra xác định được dấu vân tay phù hợp với vân tay của B. Như vậy lời khai của A xác nhận con dao của B là chứng cứ gián tiếp. Dấu vân tay của B phù hợp với dấu vân tay trên con dao là chứng cứ trực tiếp chứng minh B là kẻ phạm tội.
- Dựa vào nguồn gốc của chứng cứ, chứng cứ được chia thành chứng cứ gốc và chứng cứ thuật lại.
+ Chứng cứ gốc: là chứng cứ có được từ nguồn trực tiếp, không thông qua một khâu trung gian. Ví dụ: Cơ quan điều tra thu được công cụ, phương tiện chứa đựng thông tin về tội phạm ngay tại hiện trường.
+ Chứng cứ thuật lại: là chứng cứ thu được bằng sự thuật lại của người không trực tiếp biết sự việc phạm tội mà chỉ biết thông tin về tội phạm do người khác kể lại. Ví dụ: A kể cho B nghe đã nhìn thấy C thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. B không trực tiếp nhìn thấy C thực hiện hành vi đó nên lời khai của B là chứng cứ thuật lại.
- Dựa vào ý nghĩa chứng minh để buộc tội hay gỡ tội, chứng cứ được phân thành chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội.
+ Chứng cứ buộc tội: là chứng cứ dùng để chứng minh hành vi phạm tội của người bị buộc tội; làm rõ các tình tiết định khung hình phạt tăng năng, tình tiết tăng nặng áp dụng đối với người bị buộc tội
+ Chứng cứ gỡ tội: là chứng cứ dùng để chứng minh hành vi của người bị buộc tội không phạm tội hoặc phạm tội nhẹ hơn so với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với họ và những chứng cứ chứng minh người bị buộc tội đượ hưởng những điều có lợi hơn so với sự buộc tội của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
3. Chứng cứ được thu thập từ những nguồn nào?
Nguồn chứng cứ được hiểu là hình thức chứa đựng chứng cứ, có tác dụng làm rõ những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Các chứng cứ chỉ được coi là hợp pháp khi được thu tập từ nguồn chứng cứ hợp pháp được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Cụ thể, chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 được thu tập, xác định từ các nguồn sau đây:
- Vật chứng;
- Lời khai, lời trình bày;
- Dữ liệu điện tử;
- Kết luận giám định, định giá tài sản;
- Biên bản trong hoạt động khởi tố, diều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
- Kết quả thực hiện uỷ thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
- Các tài liệu, đồ vật khác.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
- Nguồn chứng cứ và chứng cứ quy định như thế nào theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?
Để được tư vấn vấn chi tiết về Chứng cứ theo quy định của BLTTHS năm 2015, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.