• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cứ đình chỉ điều tra theo quy định tại Điều 230 BLTTHS... cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong các trường hợp sau đây...

  • Căn cứ đình chỉ điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015
  • đình chỉ điều tra
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CĂN CỨ ĐÌNH CHỈ  ĐIỀU TRA 

Kiến thức của bạn:

      Căn cứ đình chỉ điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật?

 Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc  . Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn sau:

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015;
  • Bộ luật hình sự 2015.

Nội dung tư vấn:

     Khoản 1 Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

1. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự;

b) Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

      Đình chỉ điều tra  là một quyết định chấm dứt mọi hoạt động tố tụng đối với vụ án trong giai đoạn điều tra. Vụ án đã có quyết định đình chỉ thì không được phục hồi điều tra, truy tố hoặc xét xử. Trường hợp quyết định đình chỉ vụ án bị phát hiện là trái pháp luật thì sẽ bị huỷ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Căn cứ đình chỉ điều tra:

      Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra trong các trường hợp sau đây:

1 . Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;

8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố;

9. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã có đơn yêu cầu khởi tố nhưng sau đó lại rút yêu cầu khởi tố, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án;

10.Người có ý định phạm tội nhưng đã tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội;

11. Khi có căn cứ miễn trách nhiệm hình sự theo Điều 29 BLHS 2015;

12. Theo khoản 2 Điều 91, một số trường hợp miễn trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên;

13. Đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Thẩm quyền ra quyết định đình chỉ điều tra

      Cơ quan điều tra có thẩm quyền hủy quyết định điều tra vụ án hình sự, 

      Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

     Xin trân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

     Trân trọng ./.

  Liên kết ngoài tham khảo:

     – Luật sư tư vấn hình sự

     – Kiến thức luật hình sự

     – Hỏi đáp luật hình sự

     – Văn bản pháp luật hình sự

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178