• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cách chứng minh công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung: trên thực tế việc chứng minh công sức của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì

  • Cách chứng minh công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung
  • công sức đóng góp của vợ chồng
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁCH CHỨNG MINH CÔNG SỨC ĐÓNG GÓP CỦA VỢ CHỒNG VÀO KHỐI TÀI SẢN CHUNG

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào Luật toàn quốc!

     Tôi muốn hỏi về luật chia tài sản chung khi ly hôn, có xét đến mức độ đóng góp của vợ hoặc chồng vào việc chăm lo, xây nhà,... hay không? Và nếu có phải chứng minh như thế nào để đòi được quyền lợi công bằng nhất tại tòa? Xin cám ơn !

Cơ sở pháp lý:

1. Chia tài sản chung khi ly hôn có tính đến công sức đóng góp của vợ chồng không?

     Từ ngày 1/1/2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 chính thức có hiệu lực thay thế cho Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Theo đó, những quy định về ly hôn và phân chia tài sản sau ly hôn của vợ chồng có nhiều thay đổi. Cụ thể,  theo quy định tại khoản 2, điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định khi giải quyết theo pháp luật thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;”

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

     Như vậy, theo quy định trên, mặc dù vẫn duy trì nguyên tắc chia đôi nhưng Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có sửa đổi, bổ sung nhiều yếu tố làm căn cứ để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia khi ly hôn:

     “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng

     Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

     “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung”

     Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập”

     Là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

 “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”

     Là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

     Ví dụ: nếu người vợ chứng minh được người chồng cờ bạc hoặc ngoại tình, dẫn tới gia đình tan vỡ thì có thể được chia nhiều hơn 50% tổng giá trị tài sản. Các hành vi được coi là “lỗi” ở đây cần được chứng minh một cách rõ ràng, có những bằng chứng cụ thể được tòa chấp nhận. [caption id="attachment_237335" align="aligncenter" width="400"]công sức đóng góp của vợ chồng công sức đóng góp của vợ chồng[/caption]

2. Cách chứng minh công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung

     Công sức là sức lực, là thời gian… mà con người bỏ ra để ra chăm sóc, nuôi dưỡng thành viên trong gia đình; để giữ gìn, bảo quản, duy trì tài sản nên tài sản không bị hư hỏng, mất mát hoặc để làm tăng giá trị tài sản bằng việc tôn tạo, tu bổ tài sản.

     Tuy nhiên, trên thực tế việc chứng minh công sức của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì và pháp luật khối tài sản chung là vô cùng khó. Có rất nhiều  ý kiến khác nhau, nhưng tựu chung lại thì việc tính công sức có thể được hiểu như sau:

  • Sự đóng góp về tài sản riêng: tài sản riêng bao gồm tài sản có trước thời kỳ hôn nhân, tài sản được tặng cho riêng, tài sản được thừa kế riêng. Nguồn gốc tài sản được hình thành từ đâu? Nếu là tài sản được tạo lập, phát triển một phần từ tài sản cũ, thì tài sản cũ đó có công sức của ai nhiều hơn?
  • Sự đóng góp thu nhập, lao động của vợ chồng: Ai là người có thu nhập chính trong việc tạo lập khối tài sản đó?
  • Sự đóng góp công việc gia đình và lao động của vợ, chồng: là công sức của người vợ hoặc người chồng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình. Thực tế cho thấy công sức này mà người vợ hoặc người chồng phải bỏ ra không phải là quá nặng nhọc, nhưng hầu như đã chiếm toàn bộ thời gian của họ, từ việc giặt giũ quần áo, đưa đón con đi học, đến lo từng bữa ăn cho gia đình, kể cả khi thành viên trong gia đình ốm đau,…

     Để xem xét công sức đóng góp trong mỗi bên trong việc tạo lập, phát triển, giữ gìn, bảo quản,… tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cần phải xem xét thật khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản; Giá trị của tài sản để ra công sức quản lý, giữ gìn; Sự cần thiết và hiệu quả của công sức đã bỏ ra.

Bài viết cùng chuyên mục:

Liên hệ Luật sư tư vấn về công sức đóng góp của vợ chồng:

  • Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn hiệu quả và nhanh nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về công sức đóng góp của vợ chồng. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết;
  • Tư vấn qua Zalo: Tư vấn về công sức đóng góp của vợ chồng qua số điện thoại zalo Luật Sư: 0931191033;
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi về công sức đóng góp của vợ chồng tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!           

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178