Tịch thu tang vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
15:36 10/10/2023
Tịch thu tang vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm...những vật thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành như ma túy, hàng giả..
- Tịch thu tang vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
- Tịch thu tang vật
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bạn đang tìm hiểu những quy định pháp luật về tịch thu tang vật như: Tịch thu tang vật, tiền liên quan đến tội là gì, pháp luật quy định ra sao về tịch thu tang vật, tiền liên quan đến tội phạm, tịch thu tang vật vi phạm hành chính là như thế nào, đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về tịch thu tang vật:
1. Tịch thu tang vật, tiền liên quan đến tội phạm là như thế nào?
Tịch thu tang vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: Vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là vật hoặc tiền có thể là công cụ, phương tiện phạm tội cũng có thể là thông qua phạm tội mà có hoặc là do mua, bán, chuyển nhượng hoặc có thể là những vật do Nhà nước cấm sản xuất, mua bán, tàng trữ, lưu hành. Tịch thu tang vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm là một biện pháp tư pháp hỗ trợ cho hình phạt để đạt được mục đích của hình phạt. Khi xét xử vụ án hình sự, Tòa án ra bản án và phải ghi trong phần quyết định của bản án việc xử lý những vật, tiền liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tội phạm được các cơ quan tiến hành tố tụng thu giữ, kê biên trong quá trình tố tụng để quyết định sung công quỹ Nhà nước hay trả lại cho chủ sở hữu hoặc tiêu hủy. Biện pháp tư pháp tịch thu những vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm chỉ do Tòa án quyết định, các cơ quan khác không có quyền áp dụng biện pháp này.
2. Quy định pháp luật về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về hoạt động tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm như sau:
Như vậy, theo khoản 1 của điều 47 thì đối với các công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những vật tiền do phạm tội mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội; vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, lưu hành bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy.
Theo khoản 2 của Điều 47 quy định: “Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.” Tức đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp. Các cơ quan tiến hành tố tụng xác định được những vật, tiền này thuộc sở hữu của người khác và xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, đã bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, về nguyên tắc phải bảo đảm quyền sở hữu của các cá nhân, tổ chức nên phải hoàn trả lại những vật, tiền tài sản đó cho chủ sở hữu. Trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì tịch thu sung vào ngân sách nhà nước sau khi đã đã thực hiện hoạt động thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và hết thời hạn quy định mà không có người đến nhận.
Khoản 3 Điều 47 quy định như sau: “Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.” Trường hợp vật, tiền thuộc tài sản của người khác nếu người này có lỗi trong việc để cho người khác sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể bị tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Trong trường hợp này cơ quan có thẩm quyền xem xét áp dụng biện pháp tư pháp hay không căn cứ vào mức độ lỗi, tình tiết của từng vụ án. Yếu tố quyết định đến việc có áp dụng biện pháp tư pháp hay không phải xem xét đến yếu tố lỗi của chủ sở hữu vật, tiền, xem đó là lỗi cố ý hay vô ý. Nếu một chủ thể cố ý để người phạm tội sử dụng vật, tiền của mình để thực hiện hành vi phạm tội thì vật, tiền của người đó phải bị tịch thu.
3. Áp dụng biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền liên quan đến tội phạm làm nhục người khác
- Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội làm nhục người khác (máy tính, điện thoại,…) thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của người phạm tội; vật hoặc tiền do phạm tội mà có (tiền công làm nhục người khác thuê,…) hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có thì bị tịch thu (khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự 2015).
Vật, tiền là đối tượng xem xét tịch thu nêu trên cũng đồng thời là vật chứng được quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 nên việc xử lý vật, tiền này cũng được thực hiện theo quy định, hướng dẫn về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự.
Vật bị tịch thu không có giá trị, không sử dụng được hoặc hết hạn sử dụng thì bị tiêu hủy; những vật bị tịch thu có giá trị hoặc tiền bị tịch thu thì sung ngân sách nhà nước (khoản 2 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
- Đối với công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội hoặc tiền thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà được trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp (khoản 2 Điều 47 Bộ luật hình sự 2015). Trừ trường hợp cá nhân, tổ chức nêu trên có lỗi trong việc để người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể bị tịch thu sung ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy (khoản 3 Điều 47 Bộ luật hình sự 2015).
Lưu ý: Vật, tiền là đối tượng xem xét tịch thu mà có tranh chấp về quyền sở hữu thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (khoản 4 Điều 106 Bộ luật tố tụng hình 2015). Nếu kết quả giải quyết xác định vật, tiền thuộc các trường hợp 1 nêu trên thì bị tịch thu, nếu thuộc trường hợp 2 thì có thể tịch thu hoặc trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
4. Hỏi đáp về Tịch thu tang vật
Câu hỏi 1: Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định tịch thu sung ngân sách, tịch thu tiêu hủy hoặc trả lại vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm?
- Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra;
- Viện kiểm sát nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố;
- Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử;
- Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án đã đưa ra xét xử.
Câu hỏi 2: Thời gian tạm giữ tang vật vi phạm hành chính trong bao nhiêu ngày?
Về thời gian tạm giữ tang vật được quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 điều 1 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020:
Vậy thời gian tạm giữ tang vật vi phạm hành chính trong 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ.
Câu hỏi 3: Chủ sở hữu của tang vật đang bị tạm giữ do vi phạm hành chính thì phải đóng những chi phí nào?
Căn cứ vào quy định tại khoản 7 điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 quy định về chi phí cần phải đóng đối với tang vật bị tạm giữ.
Theo quy định thì đối với người có tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ chỉ phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện và các khoản chi phí khác trong thời gian tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Tuy nhiên với trường hợp người chủ tang vật không có lỗi trong việc vi phạm hành chính thì sẽ không thực hiện thu phí lưu kho, phí bến bãi và phí bảo quản trong thời gian tang vật.