• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục thăm gặp phạm nhân, Luật thi hành án hình sự quy định như thế nào về thủ tục thăm gặp phạm nhân, Đối tượng được thăm gặp phạm nhân, thời gian được thăm gặp bệnh nhân là trong thời gian bao lâu

  • Thủ tục thăm gặp phạm nhân được quy định như thế nào?
  • Thủ tục thăm gặp phạm nhân
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thủ tục thăm gặp phạm nhân

Câu hỏi của bạn

     Xin Luật sư cho biết: Thủ tục thăm gặp phạm nhân được quy định như thế nào?

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Chế độ gặp thân nhân của phạm nhân

1. Chế độ gặp thân nhân của phạm nhân 

  Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ, trường hợp đặc biệt thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Trường hợp đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác có đề nghị được gặp phạm nhân thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, giải quyết.

     Ngoài ra, chế độ gặp thân nhân của phạm nhân được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 07/2018//TT-BCA quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với nhân thân (có hiệu lực từ ngày 29/03/2018) như sau:

Điều 3. Chế độ gặp thân nhân

 Phạm nhân được gặp thân nhân theo quy định tại khoản 1, Điều 46 Luật Thi hành án hình sự, trừ trường hợp đang bị kỷ luật quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 38 Luật Thi hành án hình sự không được gặp thân nhân. Những phạm nhân chấp hành tốt Nội quy của cơ sở giam giữ; tích cực học tập, lao động hoặc để thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật thì được kéo dài thời gian thăm gặp nhưng không quá 3 (ba) giờ. Phạm nhân là người dưới 18 (mười tám) tuổi được gặp thân nhân theo quy định tại Điều 53 Luật Thi hành án hình sự.

Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ, ngày Lễ, Tết. Thời gian tổ chức cho phạm nhân gặp thân nhân trong ngày do Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quyết định theo giờ làm việc của đơn vị.

 Khi phạm nhân gặp thân nhân được kéo dài thời gian thăm gặp không quá 3 (ba) giờ, gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 (hai bốn) giờ, căn cứ điều kiện cụ thể, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định có thể cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân tại căng tin nhà thăm gặp trong thời gian 60 phút (mỗi lần không quá 3 (ba) người). Ngoài ra, khi tổ chức Hội nghị gia đình phạm nhân; hoặc trường hợp đặc biệt, do yêu cầu của công tác giáo dục, cần có sự phối hợp, tác động của gia đình để giáo dục phạm nhân; hoặc những phạm nhân có 2 (hai) quý liền kề ở thời điểm xét duyệt được xếp loại Tốt; hoặc lập công thì Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể xem xét, quyết định cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân. Việc tổ chức cho phạm nhân ăn cơm cùng thân nhân phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cơ sở giam giữ, quản lý chặt chẽ phạm nhân, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn cho thân định nhân phạm nhân.

 Thủ tục thăm gặp phạm nhân

2. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân 

     Theo quy định tại Thông tư 07/2018, những người là thân nhân được gặp phạm nhân bao gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột, dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột. Mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân tối đa không quá 3 (ba) người. 

     Bên cạnh đó, cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc thân nhân khác ngoài những người nêu trên được thăm gặp phạm nhân nếu Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xét thấy phù hợp với lợi ích hợp pháp của phạm nhân và yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm, quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.

3. Thủ tục thăm gặp phạm nhân 

Thủ tục thăm gặp phạm nhân được tiến hành như sau:

     Trước hết, thân nhân của phạm nhân đến gặp phạm nhân phải mang theo sổ thăm gặp hoặc đơn xin gặp có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi người đó cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải phổ biến cho thân nhân của phạm nhân về quy định thăm gặp phạm nhân. Thân nhân của phạm nhân phải chấp hành các quy định này.

     Tiếp theo, thân nhân đến thăm gặp phạm nhân phải là người có tên trong Sổ thăm gặp (trường hợp thăm gặp lần đầu chưa có Sổ thăm gặp hoặc không có tên trong Sổ thăm gặp thì phải có đơn xin thăm gặp có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập) và phải có một có một trong những giấy tờ sau (trừ người dưới 14 tuổi): Chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân; Hộ chiếu; giấy tờ chứng minh là cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên nếu thuộc lực lượng vũ trang. Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì phải có đơn đề nghị có dán ảnh được Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an cấp xã nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc, học tập xác nhận, đóng dấu vào đơn và đóng dấu giáp lai vào ảnh. 

     Đối với thân nhân là vợ (hoặc chồng) của phạm nhân có đủ điều kiện được gặp phạm nhân tại phòng riêng theo quy định của pháp luật, người đó phải có giấy đăng ký kết hôn; trước khi thăm gặp phải kê khai đồ dùng, tư trang cá nhân để cán bộ có trách nhiệm kiểm duyệt, nếu đồ vật không được đưa vào thì phải gửi ở tủ tại nhà thăm gặp; phải viết giấy cam kết thực hiện nghiêm chỉnh Nội quy nhà thăm gặp, có trách nhiệm quản lý, giám sát phạm nhân trong thời gian thăm gặp, không để phạm nhân vi phạm pháp luật, Nội quy của cơ sở giam giữ, đồng thời thực hiện phòng, chống các bệnh truyền nhiễm. Phạm nhân được gặp vợ hoặc chồng tại phòng riêng phải cam kết chấp hành các quy định pháp luật về dân số, kế hoạch hóa gia đình hiện hành. Phạm nhân nữ phải sử dụng biện pháp tránh thai và có giấy cam kết không mang thai để bảo đảm thời gian chấp hành án phạt tù.

    Bên cạnh đó, khi giao tiếp, người đến gặp phạm nhân và phạm nhân phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc thiểu số và người nước ngoài không biết tiếng Việt thì được sử dụng ngôn ngữ khác. Người bị hạn chế về khả năng nghe, nói được sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc thiết bị hỗ trợ cho việc giao tiếp nhưng phải được cán bộ có trách nhiệm kiểm tra trước khi sử dụng.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

Hỗ trợ về nội dung bài viết.

     Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.

     Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

     + Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500

     + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033

     + Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi! 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178