• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm: Ban hành kèm theo Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/01/2018

  • Tải mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm
  • biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Biên bản phiên tòa là văn bản có giá trị pháp lý đối trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì vậy, việc lập biên bản này cần phải tuân thủ theo quy định pháp luật về hình thức, nội dung. Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm 2023 tại bài viết này.

1. Biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm là gì?

     Phiên tòa hình sư sơ thẩm là phiên xét xử lần đầu tiên của tòa án đối với một vụ án hình sự. Tại đây, các chứng cứ, tài liệu đã thu thập được nhằm buộc tội bị can, bị cáo được công khai và xem xét, đánh giá trực tiếp. Trong quá trình diễn ra phiên tòa, Hội đồng xét xử sẽ ra bản án hoặc quyết định để giải quyết vụ án

     Theo đó, biên bản của phiên tòa hình sự sơ thẩm là văn bản do thư ký ghi chép, ghi lại toàn bộ quá trình của phiên tòa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc.


2. Mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm

     Hiện nay, biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm được lập theo mẫu số 22-HS được quy định tại Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐTP. Theo đó, Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 08 tháng 6 năm 2017 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

     Dưới đây là mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm:

>>>>Mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm 2023

3. Hướng dẫn sử dụng mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm số 22-HS:

     (1) Nếu là Tòa án quân sự khu vực, thì ghi Tòa án quân sự khu vực mấy Quân khu nào; nếu là Tòa án quân sự quân khu thì ghi Tòa án quân sự quân khu nào; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ghi Tòa án nhân dân quận (huyện, thị xã, thành phố) gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào 

     (2) Ghi giờ, ngày, tháng, năm xét xử vụ án hình sự sơ thẩm

     (3) Ghi địa điểm nơi tiến hành phiên tòa

     (4) Ghi Tòa án xét xử sơ thẩm vụ án

     (5) Nếu vụ án có nhiều bị cáo thì ghi họ tên bị cáo đầu vụ và đồng phạm. Nếu bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên pháp nhân thương mại

     (6) Ghi tên Viện kiểm sát truy tố

     (7) Ghi các tội danh bị Viện Kiểm sát truy tố

     (8) Trường hợp Tòa án xét xử bị cáo về khoản hoặc tội danh nặng hơn khoản hoặc tội danh mà Viện kiểm sát truy tố thì ghi bị Tòa án đưa ra xét xử về tội (các tội) (ghi rõ tội danh, điều khoản của Bộ luật Hình sự mà Tòa án sẽ xét xử).

     (9) Ghi vụ án được xét xử công khai hay xử kín.

     (10) Ghi đầy đủ họ tên của các Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký phiên tòa; ghi tên của Viện kiểm sát và họ tên của Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; nếu vụ án do Tòa án quân sự giải quyết thì không ghi Ông (Bà) mà ghi cấp bậc quân hàm.

     (11) Nếu có nhiều bị cáo thì ghi thứ tự từng người một; trường hợp bị cáo là pháp nhân thương mại thì ghi tên, địa chỉ trụ sở chính, họ tên người đại diện theo pháp luật, tiền án, tiền sự của pháp nhân thương mại và các thông tin cần thiết khác.

     (12) Ghi rõ mối quan hệ với bị cáo; nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi có mặt và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi vắng mặt.

     (13) Nếu có người bào chữa thì ghi đầy đủ họ tên của người bào chữa và họ tên của bị cáo được bào chữa; nếu người bào chữa là luật sư thì ghi luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào; nếu không phải là luật sư thì ghi nghề nghiệp, nơi công tác của người bào chữa; nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi có mặt và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi vắng mặt.

     (14), (15), (16), (17), (18), (19), (20) và (21): Nếu có người nào tham gia tố tụng thì ghi đầy đủ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người đó. Trong trường hợp bị hại là người bị xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự và là người dưới 18 tuổi, thì nhất thiết phải ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh của bị hại; nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi có mặt và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi vắng mặt.

     (22) Nếu bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có người bảo vệ quyền lợi cho họ, thì ghi đầy đủ họ tên của họ theo thứ tự; sau chữ Ông (Bà) ghi đầy đủ họ tên; nếu người bảo vệ quyền lợi của đương sự là luật sư thì ghi luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào; nếu không phải là luật sư thì ghi nghề nghiệp, nơi công tác của người bảo vệ quyền lợi cho đương sự; nếu có mặt tại phiên tòa thì ghi có mặt và nếu vắng mặt tại phiên tòa thì ghi vắng mặt.

      (23) Ghi đầy họ tên của những người tham gia tố tụng khác.

     (24), (25) và (26) Sau từng mục ghi việc trả lời của những người được hỏi. Nếu có người đề nghị hoặc yêu cầu, thì ghi đề nghị hoặc yêu cầu của họ và ghi quyết định giải quyết của Hội đồng xét xử.

     (27) Ghi các câu hỏi và trả lời của bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác, Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

     (28) Ghi tóm tắt các ý kiến phát biểu và đối đáp của bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

     (29) Nếu sau khi nghị án Hội đồng xét xử tuyên án thì ghi: Hội đồng xét xử tuyên án theo bản án đã được Hội đồng xét xử thông qua tại phòng nghị án (không phải ghi phần quyết định của bản án). Nếu Hội đồng xét xử có quyết định khác thì ghi quyết định của Hội đồng xét xử 

     (30) Ghi những sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, những người tham gia tố tụng khác: những vấn đề được ghi trong Biên bản phiên tòa có yêu cầu sửa đổi, bổ sung và những sửa đổi, bổ sung cụ thể. Nếu có nhiều người yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì ghi thứ tự từng người một. Sau đó, người có yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải ký xác nhận.

biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm

4. Hỏi đáp về mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm

Câu hỏi 1: Nếu phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày thì ghi biên bản như thế nào?

     Nếu phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày, thì khi kết thúc mỗi ngày cần ghi "Hội đồng xét xử tạm nghỉ" và khi tiếp tục phiên tòa cần ghi "ngày...tháng...năm..." Hội đồng xét xử tiếp tục phiên tòa

Câu hỏi 2: Ai là người phải ghi biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm?

     Theo quy định tại khoản d Điều 47 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có nhiệm vụ ghi biên bản phiên tòa. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình

Câu hỏi 3: Kiểm sát viên có quyền được xem biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm không?

     Theo quy định, kiểm sát viên có quyền được xem biên bản phiên tòa. Nếu phát hiện thư ký ghi biên bản ghi chép lại các nội dung chưa đúng thì kiểm sát viên có quyền yêu cầu thư ký ghi biên bản sửa đổi, bổ sung và ký xác nhận vào những phần sửa đổi, bổ sung đó

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm, khách hàng xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900.6500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hải Đường

 

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178