• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi......Hướng dẫn soạn thảo điều lệ công ty..tải mẫu điều lệ công ty cổ phần..

  • Hướng dẫn soạn thảo điều lệ công ty đạt chuẩn
  • soạn thảo điều lệ công ty
  • Dich vụ luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Điều lệ là văn bản quan trọng bậc nhất và bắt buộc phải có kể từ thời điểm thành lập doanh nghiệp. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp chỉ sử dụng mẫu điều lệ cơ bản với nội dung ghi nhận các điều luật. Việc này gây tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi khi điều lệ quy định quá chung chung sẽ khó áp dụng trong quá trình quản lý, vận hành doanh nghiệp hoặc khi xảy ra tranh chấp. Vậy, làm thế nào để soạn thảo được một bản điều lệ đầy đủ, chặt chẽ và phù hợp với mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Xin mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của luật Toàn Quốc.

1. Điều lệ công ty là gì?

     Điều lệ công ty là văn bản thỏa thuận giữa những chủ sở hữu công ty với nhau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc được sửa đổi trong quá trình hoạt động. Đây là sự cam kết, ràng buộc các thành viên trong một quy định chung cũng như đặt ra các nguyên tắc cơ bản trong nội bộ doanh nghiệp về tổ chức, quản lý doanh nghiệp. Theo đó, điều lệ được ví như một bản Hiến pháp của doanh nghiệp. Tất cả các văn bản, quyết định của doanh nghiệp được ban hành không được trái với điều lệ công ty và pháp luật. Tuy nhiên, việc soạn thảo điều lệ công ty phải trên cơ sở các quy định của luật doanh nghiệp.

soạn thảo điều lệ công ty

2. Loại hình kinh doanh nào cần xây dựng điều lệ công ty?

    Theo quy định của luật doanh nghiệp 2020, các loại hình doanh nghiệp như công ty hợp danh, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần đều phải có điều lệ công ty. Đối với doanh nghiệp tư nhân không bắt buộc phải có điều lệ nhưng để dễ dàng trong việc quản lý, vận hành, chủ doanh nghiệp tư nhân nên cân nhắc soạn thảo điều lệ hoặc quy chế nội bộ cho doanh nghiệp của mình.

3. Nội dung cơ bản của điều lệ công ty

    Điều lệ công ty bao gồm Điều lệ khi đăng ký doanh nghiệp và Điều lệ được sửa đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động. Dù thuộc trường hợp nào thì một bản điều lệ phải có các nội dung chủ yếu được quy định tại điều 24 luật doanh nghiệp 2020 như sau:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; tên, địa chỉ chi nhánh và văn phòng đại diện (nếu có);
  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Vốn điều lệ; tổng số cổ phần, loại cổ phần và mệnh giá từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, số cổ phần, loại cổ phần, mệnh giá từng loại cổ phần của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
  • Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Cơ cấu tổ chức quản lý;
  • Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật;
  • Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
  • Căn cứ và phương pháp xác định tiền lương, thù lao, thưởng của người quản lý và Kiểm soát viên;
  • Trường hợp thành viên, cổ đông có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần;
  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;
  • Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

     Trong đó, Điều lệ công ty khi đăng ký doanh nghiệp phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

  • Thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
  • Chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu công ty là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Thành viên là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
  • Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức đối với công ty cổ phần.

     Điều lệ công ty được sửa đổi, bổ sung phải bao gồm họ, tên và chữ ký của những người sau đây:

  • Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh;
  • Chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
  • Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần.

4. Mẫu điều lệ công ty phổ biến

    Hiện nay, điều lệ công ty đều phải có các nội dung chủ yếu như đã phân tích ở trên. Ngoài ra, tùy vào loại hình doanh nghiệp cũng như định hướng phát triển, quản trị mà chúng ta phải xây dựng mẫu điều lệ hoạt động khác nhau để phù hợp với doanh nghiệp của mình. Dưới đây là mẫu điều lệ mới nhất theo tinh thần của luật doanh nghiệp 2020 của các loại hình doanh nghiệp phổ biến.

4.1. Mẫu điều lệ công ty TNHH một thành viên

     Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Về cơ bản, nội dung điều lệ công ty TNHH một thành viên bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây:

>>>>Mẫu điều lệ công ty TNHH một thành viên

4.2. Mẫu điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên

     Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật doanh nghiệp. Soạn thảo điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên cần bao gồm nội dung theo mẫu dưới đây:

>>>>Mẫu điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên

4.3. Mẫu điều lệ công ty cổ phần

     Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Trong số các loại hình doanh nghiệp, công ty cổ phần có tính linh hoạt nhất trong việc chuyển nhượng cổ phần và huy động vốn. Trên sàn chứng khoán hiện nay đều là các công ty cổ phần. Chính vì vậy, việc quản trị công ty cổ phần cũng phức tạp nhất, đòi hỏi phải có một bản điều lệ chặt chẽ nhưng cũng không được thiếu tính linh hoạt. Bạn có thể tham khảo mẫu điều lệ công ty cổ phần dưới đây:

>>>>Mẫu điều lệ công ty cổ phần

5. Hướng dẫn cách soạn thảo điều lệ công ty

     Để soạn thảo điều lệ doanh nghiệp, trước tiên các cổ đông phải tiến hành họp, thỏa thuận với nhau về những nội dung cơ bản trong cơ cấu, tổ chức, hoạt động cũng như định hướng quản trị của doanh nghiệp. Sau đó, cần liệt kê các nội dung bắt buộc phải có theo luật doanh nghiệp 2020 như chúng tôi đã phân tích ở mục 3 trên đây. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thêm các nội dung khác để linh hoạt trong việc soạn thảo, áp dụng điều lệ. Tuy nhiên, cần lưu ý những điều khoản này không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

6. Nguyên tắc khi soạn thảo điều lệ công ty

     Điều lệ được ví như bản Hiến pháp của doanh nghiệp. Do đó, khi viết điều lệ công ty chúng ta phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Điều lệ không được trái với quy định của pháp luật (quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Thương mại, pháp luật về thuế, kế toán…).
  • Điều lệ là một hợp đồng nhiều bên dựa trên nguyên tắc tự nguyện, thoả thuận để quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên, tổ chức, quản lý, hoạt động của Công ty.
  • Điều lệ công ty phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

7. Dịch vụ soạn thảo điều lệ công ty của luật Toàn Quốc

      Công ty Luật Toàn Quốc với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, am hiểu kiến thức sâu rộng, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt sẽ giúp bạn giải đáp những vướng mắc của bạn một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Chúng tôi hỗ trợ tư vấn và thực hiện tất cả các công việc cần thiết cho tới khi hoàn thiện bản điều lệ công ty:

  • Quý khách hàng chỉ cần cung cấp bản chụp chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của cổ đông công ty trong trường hợp thành lập mới doanh nghiệp;
  • Khách hàng cung cấp thêm bản chụp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu cần xây dựng điều lệ sửa đổi.
  • Chúng tôi sẽ tư vấn chuyên sâu cho khách hàng về quản trị doanh nghiệp, các vấn đề cơ bản về tài chính, cơ cấu tổ chức công ty và hoàn thiện việc soạn thảo điều lệ công ty trong thời gian 01 - 02 ngày làm việc.
  • Chi phí hợp lý phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.

      Để tư vấn, sử dụng dịch vụ soạn thảo điều lệ công ty Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006500  hoặc gửi yêu cầu dịch vụ qua email: lienhe@luattoanquoc.com Zalo: 0348520450.  

     

8. Tình huống tham khảo: Điều lệ công ty được thông qua khi nào?      

Luật sư cho tôi hỏi, công ty của tôi là công ty cổ phần đang có nhu cầu sửa đổi điều lệ để phù hợp với tình hình hoạt động trong thời điểm dịch bệnh covid-19. Đến nay, chúng tôi đã có bản dự thảo điều lệ mới. Vậy, khi nào thì bản điều lệ mới này được thông qua thưa luật sư

     Căn cứ theo điều 138 luật doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông có quyền Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. Do đó, với trường hợp của bạn để điều lệ mới được thông qua cần phải tiến hành họp đại hội đồng cổ đông. Theo đó, Nghị quyết về nội dung này được thông qua nếu:

  • Được số cổ đông đại diện từ 65% tổng số phiếu biểu quyết trở lên của tất cả cổ đông dự họp tán thành nếu trước đó điều lệ công ty quy định việc sửa đổi điều lệ phải đáp ứng tỷ lệ này.
  • Trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì nghị quyết được thông qua khi được số cổ đông sở hữu trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành.
9. Câu hỏi thường gặp Câu hỏi 1: Điều lệ công ty có phải ký nháy không?

 Căn cứ theo điều 24 luật doanh nghiệp 2020, điều lệ công ty không quy định bắt buộc tất cả thành viên, cổ đông phải ký nháy vào từng trang trong bản điều lệ. Xuất phát từ đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp như công ty cổ phần không giới hạn số cổ đông, công ty TNHH hai thành viên có tối đa 50 thành viên. Chưa cần xét đến trường hợp công ty cổ phần được niêm yết trên sàn chứng khoán có vô số cổ đông tham gia. Vì vậy, pháp luật không quy định bắt buộc phải ký nháy vào điều lệ công ty là hoàn toàn hợp lý. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể đóng dấu giáp lai để thể hiện sự thống nhất của văn bản.

 

Câu hỏi 2: Khi tiến hành sửa và soạn thảo điều lệ công ty có phải thông báo lên cơ quan nhà nước không?

 

 Theo điều 31 luật doanh nghiêp 2020, Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi một trong những nội dung sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh;
  • Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết;
  • Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

      Như vậy, việc sửa đổi điều lệ công ty được thực hiện nội bộ mà không phải thông báo lên phòng đăng ký kinh doanh

     Để được tư vấn chi tiết về xây dựng, soạn thảo điều lệ công ty và các vấn đề liên quan, quý khách vui lòng liên hệ tới Tư vấn pháp luật miễn phí qua tổng đài 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178