Những hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình đối với pháp nhân phạm tội
16:37 12/03/2018
Những hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình đối với pháp nhân phạm tội, Cố ý làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện
- Những hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình đối với pháp nhân phạm tội
- Những hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Những hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình
Câu hỏi của bạn:
Xin chào Luật sư. Xin Luật sư cho biết những hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình đối với pháp nhân phạm tội được quy định như thế nào?. Xin cám ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP
Nội dung tư vấn: Những hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình
Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi lại âm thanh hoặc hình ảnh có âm thanh trong quá trình hỏi cung bị can; lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phạm tội; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, đương sự; đối chất; tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Về nguyên tắc việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh phải bảo đảm tính khách quan, minh bạch, nguyên vẹn của dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh. Dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh là một bộ phận của hồ sơ vụ án hình sự được sử dụng, bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về sử dụng, bảo quản và lưu trữ hồ sơ vụ án hình sự. Đồng thời việc ghi âm, ghi hình phải đảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Mặt khác việc ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ, kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử phải tuân thủ các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự [caption id="attachment_78233" align="aligncenter" width="341"] Những hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình[/caption]
Tại Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP còn quy định 04 trường hợp bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình đối với pháp nhân phạm tội, cụ thể gồm các trường hợp như:
- Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh;
- Sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ngoài các mục đích được quy định;
- Làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan tổ chức, cá nhân;
- Cố ý làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện, thiết bị kĩ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
- Thủ tục xin giám định thương tật hiện nay được thực hiện như thế nào ?
- Giám định thương tật trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Để được tư vấn vấn chi tiết về những hành vi bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.
Xin chân thành cảm ơn.