• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Người tham gia tố tụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự...người đang bị tạm giữ..bị can..bị cáo..người phiên dịch..

  • Người tham gia tố tụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự
  • Người tham gia tố tụng
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Người tham gia tố tụng hình sự là một trong những chủ thể của tố tụng hình sự bên cạnh cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Vậy pháp luật tố tụng hình sự quy định như thế nào về người tham gia tố tụng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

1. Người tham gia tố tụng hình sự là gì?

     Người tham gia tố tụng hình sự là cá nhâ, cơ quan, tổ chức tham gia hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Đây là những người liên quan tới hành vi phạm tội, có quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án hoặc tham gia của họ là cần thiết để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án. 

2. Người tham gia tố tụng hình sự bao gồm những ai? 

     Căn cứ theo Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 thì người tham gia tố tụng bao gồm:

Điều 55. Người tham gia tố tụng

1. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

3. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp.

4. Người bị bắt.

5. Người bị tạm giữ.

6. Bị can.

7. Bị cáo.

8. Bị hại.

9. Nguyên đơn dân sự.

10. Bị đơn dân sự.

11. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

12. Người làm chứng.

13. Người chứng kiến.

14. Người giám định.

15. Người định giá tài sản.

16. Người phiên dịch, người dịch thuật.

17. Người bào chữa.

18. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

19. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.

20. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác theo quy định của Bộ luật này

3. Quy định cụ thể của bộ luật tố tụng hình sự về những người tham gia tố tụng.

3.1. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

     Người tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố là một loại người tham gia tố tụng, họ cung cấp các thông tin về tội phạm làm cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, xác minh có hay không có dấu hiệu của tội phạm để quyết định việc khởi tố vụ án hình sự.

     Căn cứ Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định về Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Điều 56. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm; cơ quan, tổ chức đã báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố có quyền:

a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa;

b) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, trình bày trung thực về những tình tiết mà mình biết về sự việc

Người tham gia tố tụng

3.2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

     Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người tham gia tố tụng khi có tố giác, kiến nghị khởi tố họ do đã thực hiện hành vi vi phạm tội theo nhận định của người tố giác, người kiến nghị khởi tố.

     Căn cứ Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định về người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố

1. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

a) Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;

d) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

đ) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; e) Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

g) Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;

h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố

3.3. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt

     Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là người có những căn cứ theo quy định của Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 cần phải bị giữ để ngăn chặn việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ, cản trở điều tra.

     Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định là người tham gia tố tụng có các quyền và nghĩa vụ khi họ tham gia tố tụng.

     Người bị bắt là người tham gia tố tụng khi họ bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang và bị bắt theo quyết định truy nã của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Người bị bắt được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định là người tham gia tố tụng có các quyền và nghĩa vụ khi họ tham gia tố tụng.

3.4. Người bị tạm giữ

     Người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

     Căn cứ Điều  59 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định về quyền của bị can như sau:

  • Được biết lý do mình bị tạm giữ; nhận quyết định tạm giữ, quyết định gia hạn tạm giữ, quyết định phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
  • Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
  • Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
  • Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  • Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng về việc tạm giữ.

Người bị tạm giữ có nghĩa vụ chấp hành các quy định của Bộ luật này và Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.

3.5. Bị can

     Bị can là một loại người tham gia tố tụng, là cá nhân hoặc pháp nhân bị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng quyết định khởi tố bị can do đã có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. Khi xác định hành vi của người, pháp nhân có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền sẽ ra quyết định khởi tố bị can.

     Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021quy định và quyền và nghĩa vụ của  bị can. 

Điều 60. Bị can 

2. Bị can có quyền:

a) Được biết lý do mình bị khởi tố;

b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

h)Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

i)Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3. Bị can có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

3.6. Bị cáo

     Bị cáo là một loại người tham gia tố tụng, là cá nhân hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại khoản 2 và khoản 3Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021, cụ thể như sau:

Điều 61. Bị cáo

2. Bị cáo có quyền:

a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Tham gia phiên tòa;

c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

3. Bị cáo có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án

3.7. Bị hại

     Bị hại là một loại người tham gia tố tụng, là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Quyền và nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2021.

3.8. Nguyên đơn dân sự

     Nguyên đơn dân sự là một loại người tham gia tố tụng, là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Quyền và nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.

3.9. Bị đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp hợp pháp của bị đơn dân sự

     Bị đơn dân sự là một loại người tham gia tố tụng là các cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. uyền và nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.

3.10. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

     Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là một loại người tham gia tố tụng, là các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị hại được quy định tại Điều 65  Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.

3.11. Người làm chứng 

     Người làm chứng là một loại người tham gia tố tụng, là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin của tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập để làm chứng theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.

3.12. Người chứng kiến 

     Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.

     Đây là những người tham gia tố tụng với vai trò chứng kiến các hoạt động tố tụng như khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, xem dấu vết thân thể,…theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Việc chứng kiến các hoạt động tố tụng là nghĩa vụ của họ để đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch và dân chủ của tố tụng hình sự.

3.13. Người giám định 

     Người giám định là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật. Điều 68 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 quy định cụ thể về người giám định. 

3.14. Người định giá tài sản 

     Người định giá tài sản là người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 quy định cụ thể về người giám định tại Điều 69 của luật này. 

3.15. Người phiên dịch, người dịch thuật 

     Người phiên dịch, người dịch thuật là những người tham gia tố tụng do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt nhằm đảm bảo đúng các quy định về tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng hình sự. Điều 70 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2021 quy định cụ thể về người phiên dịch, người dịch thuật. 

3.16. Người bào chữa

     Người bào chữa là một loại người tham gia tố tụng, là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. 

     Người bào chữa có thể là:

  • Luật sư;
  • Người đại diện của người bị buộc tội;
  • Bào chữa viên nhân dân;
  • Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

3.17. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự 

     Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là một loại người tham gia tố tụng, là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định tại Khoản 1 Điều 84 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2021.

Bài viết liên quan:

     Để được tư vấn chi tiết về người tham gia tố tụng, quý khách xin vui lòng liên hệ đến tổng đài 19006500 để được hỗ trợ.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178