• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như vậy, hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu có phạm tội không hoặc hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.

  • Nếu làm giả hồ sơ, tài liệu thì có phạm tội không theo quy định
  • Làm giả hồ sơ, tài liệu có phạm tội không?
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Tình trạng làm hồ sơ giả và tài liệu giả hiện nay không phải hiếm gặp, vậy sẽ có chế định xử phạt như thế nào đối với những người có hành vi sử dụng và cung cấp hồ sơ, tài liệu, con dấu giả để thực hiện vào mục đích trái pháp luật? 1. Làm giả hồ sơ, tài liệu là gì?

    Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần. Mục đích của việc làm giấy tờ giả là để thực hiện hành vi trái pháp luật.

     Các hành vi làm giả giấy tờ hoặc tài liệu thường bị coi là vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều này có thể bao gồm việc làm giả giấy tờ như giấy chứng minh thư, hộ chiếu, bằng lái xe, hợp đồng ký kết, giấy tờ tài sản, hoặc bất kỳ loại tài liệu chính thống nào có giá trị pháp lý.

Làm giả hồ sơ, tài liệu có phạm tội không?

2. Mức phạt hành chính đối với hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu

    Hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu có phạm tội hay không phụ thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi để xác định xử lý theo hướng xử phạt hành chính hay xử lý hình sự. 

    Đối với xử phạt vi phạm hành chính có thể thực hiện theo quy định tại nghị định số 144/2021/NĐ-CP, cụ thể với từng trường hợp khác nhau sẽ nhận mức xử phạt khác nhau:

  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác; Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.

3. Xử lý hình sự đối với hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu

    Hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu có thể xử lý hình sự nếu tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi đủ để xử lý hình sự. Căn cứ theo điều 391 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. 

"1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

     Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật. Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần. Mục đích của việc làm giấy tờ giả là để thực hiện hành vi trái pháp luật. Như vậy, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật thì có thể bị xử lý hình sự theo quy định của luật Hình sự năm 2015. 

Kết luận: Từ những phân tích và căn cứ theo các quy định pháp luật nêu trên, có thể nhận định: việc làm giả giấy tờ, tài liệu là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà hành vi này có thể bị xử lý hành chính (ví dụ hình phạt là phạt tiền), hoặc nặng hơn thì có thể bị truy cứu TNHS với tội danh làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. 

4. Hỏi đáp về Làm giả hồ sơ, tài liệu thì có phạm tội không?

Câu hỏi 1. Thế nào là tái phạm nguy hiểm?

     Điều 53 BLHS 2015 định nghĩa tái phạm nguy hiểm là "Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý." Nếu thuộc vào những trường hợp này thì được coi là tái phạm nguy hiểm. Đây cũng là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt hoặc là yếu tố cấu thành cơ bản ở một số tội danh trong Bộ luật Hình sự.

Câu hỏi 2. Đồng phạm trong tội làm giả giấy tờ, tài liệu thì phải chịu mức phạt như thế nào?

     Tại Điều 58 BLHS 2015 về quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm ghi nhận rằng "Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó". Như vậy, mức phạt của người đồng phạm sẽ do Toà án quyết định, căn cứ vào tình tiết phạm tội.

Câu hỏi 3. Làm giả hồ sơ xin việc, người lao động bị xử lý như thế nào?

     Người lao động có nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách trung thực cho người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động 2019, theo đó, nếu bị phát hiện ra hành vi sử dụng hồ sơ giả để xin việc, người lao động có thể phải chịu những mức phạt sau:

  • Bị xử lý kỷ luật lao động nếu thông tin được cung cấp sai sự thật nhưng không quá ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và thuộc một trong các hành vi vi phạm nội quy lao động đã được công ty quy định.
  • Bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động: Theo điểm g khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu người lao động cung cấp không trung thực thông tin khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng.
  • Bị phạt vi phạm hành chính:
    Nếu người lao động có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung của bản chính để yêu cầu chứng thực bản sao thì sẽ bị phạt tiền từ 01 - 03 triệu đồng theo khoản 1 Điều 34 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.Về chế độ bảo hiểm, theo điểm a khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng.

     Bài viết liên quan: 

     Để được tư vấn chi tiết về làm giả giấy tờ, tài liệu có phạm tội không? , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Trần Bảo Ngọc

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178