• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Làm gì khi không đồng ý với bản án của tòa án xét xử phúc thẩm? Bản án có hiệu lực pháp luật ... trong trường hợp có căn cứ cho rằng có sự vi phạm nghiêm...

  • Làm gì khi không đồng ý với bản án của tòa án xét xử phúc thẩm ?
  • không đồng ý với bản án của tòa án xét xử phúc thẩm
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LÀM GÌ KHI KHÔNG ĐỒNG Ý VỚI BẢN ÁN CỦA TÒA ÁN XÉT XỬ PHÚC THẨM

Câu hỏi của bạn:

         Gia đình tôi có mua căn nhà của ông B vào năm 1994 với diện tích 170m2, căn nhà này là do bà A bán cho ông B năm 1992. Đến năm 1996 tôi kê khai đăng kí cấp giấy CNQSDD và  cấp. Gia đình tôi sinh sống ở đó từ 1994 đến nay ko có xảy ra tranh chấp gì cả. Năm 2011 bà A gửi đơn khởi kiện đòi tôi trả nhà cho bà với lý do ngày xưa bà không bán hết cho ông B. Tòa án sơ thẩm xử nhà tôi thắng. Bà A kiện lên tòa phúc thẩm thì nhà tôi thua kiện với lý do giấy viết tay bà A bán cho ông B có chữ kí và con dấu của UBND xã ngày xưa không rõ ràng. Cắt cho bà 54m2 mặt tiền. Vậy giờ nhà tôi phải kiện ai để đòi lại đất ạ. Xin cảm ơn anh chị

Câu trả lời:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật  Tố tụng dân sự 2015

Nội dung tư vấn      Điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
  1. Đề nghị xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật

         Qua những thông tin mà bạn cung cấp thì hiện tại tranh chấp nhà bạn liên quan đến căn nhà  đã được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật.  Hiện tại bạn không đồng ý với bản án trên và muốn đề nghị xét xử lại.        Theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp này khi có một trong các căn cứ sau, bạn có thể làm đề nghị xem xét bản án theo thủ tục giám đốc thẩm:

  • Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba
[caption id="attachment_18062" align="aligncenter" width="360"]Làm gì khi không đồng ý với bản án của tòa án xét xử phúc thẩm Làm gì khi không đồng ý với bản án của tòa án xét xử phúc thẩm[/caption]  
  1. Thủ tục đề nghị xem xét bản án có hiệu lực pháp luật

  • Nơi nộp hồ sơ:
    • Tòa án hoặc viện kiểm sát có quyền kháng nghị
  • Thành phần hồ sơ:
    • Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 03/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC (mẫu đơn bạn có thể xem tại đây)
    • Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
  • Nơi nộp hồ sơ
    • Nộp trực tiếp tại tòa
    • Nộp qua đường bưu điện

        Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected]. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178