• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự, khám nghiệm hiện trường là gì, thẩm quyền khám nghiệm hiện trường, trình tự và cách thức thực hiện

  • Khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự
  • Khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Khám nghiệm hiện trường trong tố tụng hình sự

Kiến thức của bạn:      Quy định của pháp luật Tố tụng hình sự về khám nghiệm hiện trường. Kiến thức của luật sư: Căn cứ pháp lý:
  • Bộ Luật Tố tụng hình sự 2003
[caption id="attachment_28394" align="aligncenter" width="438"]Quy định về khám nghiệm hiện trường Quy định về khám nghiệm hiện trường[/caption] Nội dung tư vấn

Theo quy định tại điều 150 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

Điều 150. Khám nghiệm hiện trường

Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến; có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường.

/symple_box] Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

1. Khám nghiệm hiện trường là gì?

        Khám nghiệm hiện trường là hoạt động tố tụng hình sự, là quá trình tổ chức nghiên cứu phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá dấu vết, vật chứng và những tin tức tài liệu có liên quan trực tiếp tại hiện trường, nhằm làm rõ tính chất vụ việc, người thực hiện và các tình tiết khác của vụ việc mang tính hình sự.

2. Thẩm quyền khám nghiệm hiện trường

        Khoản 1 điều 150 BLTTHS 2003 quy đinh:" Điều tra viên tiến hành khám nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án"
Như vậy từ quy định của luật ta thấy khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra được tiến hành trực tiếp tại hiện trường do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện, xem xét, ghi nhận dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm. Do đó thẩm quyền khám nghiệm hiện trường thuộc thẩm quyền của Điều tra viên.

3. Trình tự và cách thức khám nghiệm hiện trường

        Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm. Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi khám nghiệm, phải có người chứng kiến (đại diện cơ quan, chính quyền, người láng giềng…). Có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng được tham dự khám nghiệm hiện trường nếu Điều tra viên thấy cần hỏi họ về một số vấn đề cần điều tra.
        Điều tra viên cũng có thể mời các nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm hiện trường. Đây là những chuyên gia thuộc các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật cần thiết như: bác sĩ pháp y để khám nghiệm tử thi, chuyên gia về súng, đạn để giám định súng, đạn mà người phạm tội sử dụng…
        Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám nghiệm hiện trường. Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.
       Những người chứng kiến tham gia khám nghiệm hiện trường phải ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm và có thể nêu những ý kiến cá nhân. Những ý kiến này được ghi vào biên bản khám nghiệm.
Cũng cần phải lưu ý trong trường hợp không thể xem xét ngay các đồ vật và tài liệu thì các đồ vật và tài liệu đó sẽ phải thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra. Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.      Trân trọng ./. Liên kết ngoài tham khảo:
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178