Hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp không tuân thủ quy định về việc thành lập Ban kiểm soát. Bài viết này sẽ phân tích những quy định liên quan đến việc thành lập Ban kiểm soát và những hình phạt mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt khi bỏ qua bước quan trọng này.
Kê khai không trung thực hồ sơ thành lập doanh nghiệp bị xử lý như thế nào theo quy định?
17:30 21/05/2024
Luật Toàn Quốc giải đáp thắc mắc kê khai không trung thực hồ sơ doanh nghiệp bị xử lý thế nào mời bạn đọc theo dõi
- Kê khai không trung thực hồ sơ thành lập doanh nghiệp bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Kê khai không trung thực hồ sơ thành lập doanh nghiệp bị xử lý như thế nào
- Hỏi đáp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Bạn có thắc mắc việc kê khai không trung thực hồ sơ thành lập doanh nghiệp bị xử lý như thế nào không. Vấn đề này sẽ được Luật Toàn Quốc giải đáp ngay sau đây mời bạn theo dõi.
1. Thế nào là kê khai không trung thực hồ sơ thành lập doanh nghiệp?
Kê khai không trung thực hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là việc doanh nghiệp có sai sót, thiếu chính xác trong việc cung cấp các thông tin, tài liệu, giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Việc kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là điều kiện mang tính pháp lý, bắt buộc phải có để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Kê khai không trung thực hồ sơ thành lập doanh nghiệp bị xử lý như thế nào?
Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, việc xử phạt hành vi kê khai không trung thực hồ sơ thành lập doanh nghiệp cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Tóm lại, đối với hành vi vi phạm về kê khai không trung thực hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng tùy mức độ nghiêm trọng.
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 122/2021, mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với tổ chức, mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân sẽ bằng một nửa mức áp dụng với tổ chức.
3. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện nào?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là:
-
Ngành, nghề kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
-
Tên của doanh nghiệp được đặt phù hợp với quy định như sau:
-
Đặt tên đúng theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020;
-
Không được đặt tên doanh nghiệp vi phạm theo quy định tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020;
-
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt của doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện tại Điều 39 Luật Doanh nghiệp 2020;
-
Tên trùng và tên gây nhầm lẫn phải theo quy định ở Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020.
-
-
Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
-
Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Chuyên mục hỏi đáp
Câu hỏi 1. Cá nhân kê khai không trung thực hồ sơ thành lập doanh nghiệp bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 2 Điều 4 và Điều 43 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, đối với cá nhân có hành vi vi phạm về kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp không trung thực, không chính xác sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 15.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Câu hỏi 2. Chậm thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 122/2021, hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có thể bị cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng (đây là mức phạt áp dụng với tổ chức, cá nhân bằng ½).
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm
Bài viết cùng chuyên mục: