• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đăng ký nhãn hiệu là việc mà cá nhân, tổ chức sở hữu nhãn hiệu thực hiện để được bảo hộ theo quy định của pháp luật. Công ty Luật Toàn Quốc chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền trên 63 tỉnh thành...

  • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
  • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
  • Dich vụ luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

        Hiện nay, nhu cầu về dịch vụ cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu đang tăng cao bởi sự nhận thức tầm quan trọng và giá trị về quyền sở hữu trí tuệ càng được thể hiện rõ nét.  Nhãn hiệu là công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp trong việc phát triển thương hiệu, định vị vị trí sản phẩm, dịch vụ trong lòng khách hàng. Bên cạnh đó với việc được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn, xử lý những hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, trên thực tế việc đăng ký nhãn hiệu là điều không hề dễ dàng. Thấu hiểu những khó khăn đó, Công ty Luật Toàn Quốc chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho những khách hàng có nhu cầu.

  1. Nhãn hiệu và điều kiện bảo hộ nhãn hiệu 

    1.1. Nhãn hiệu là gì?

       Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005: "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.". Do đó, nếu một tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu của người khác sẽ bị coi là xâm phạm nhãn hiệu và có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc bồi thường thiệt hại tùy theo tính chất, mức độ của hành vi.

    1.2. Các loại nhãn hiệu hiện nay:

  • Nhãn hiệu thường: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa,dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.
  • Nhãn hiệu tập thể : Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
  • Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu liên kết : Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
      >>>Xem thêm: Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận là gì

1.3. Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu:

  • Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

 

  2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu được thực hiện như thế nào?

   Bước 1: Thiết kế nhãn hiệu: Khách hàng có thể thiết kế nhãn hiệu theo các hình thức sau:

  • Nhãn hiệu chữ: Bao gồm các chữ cái, chữ số viết dưới dạng có nghĩa hoặc không có nghĩa
  • Nhãn hiệu hình: Bao gồm hình ảnh, hình vẽ
  • Nhãn hiệu kết hợp: Là sự kết hợp của nhãn hiệu hình và nhãn hiệu chữ

   Bước 2:  Tra cứu thông tin nhãn hiệu: Là việc tra cứu thông tin để xác định nhãn hiệu có đáp ứng điều kiện bảo hộ hay không?

  • Tra cứu xem nhãn hiệu có đáp ứng điều kiện bảo hộ tại Luật sở hữu trí tuệ quy định không?
  • Tra cứu nhãn hiệu có xâm phạm quyền với nhãn hiệu khác đã được đăng ký và bảo hộ không?

    Bước 3: Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

>>>Xem thêm: Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu mới nhất kèm hướng dẫn kê khai

    Bước 4: Nộp hồ sơ và xử lý các vấn đề có liên quan sau khi nộp hồ sơ

  • Người nộp hồ sơ có thể lựa chọn hình thức nộp hồ sơ trực tuyến hoặc nộp trực tiếp
  •    Nộp trực tuyến: Thông qua Hệ thống tiếp nhận Đơn của Cục sở hữu trí tuệ
  •   Nộp trực tiếp tại các điểm tiếp nhận hồ sơ ở: Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, Chi nhánh tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh.
  • Các vấn đề có liên quan sau khi nộp hồ sơ:
  •    Nộp các khoản phí, lệ phí còn lại khi được Cục sở hữu trí tuệ thông báo
  •    Sửa chữa, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu
  •    Khiếu nại khi Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối đơn đăng ký hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ (nếu như người nộp hồ sơ thấy không đúng quy định)

   Bước 5: Nhận kết quả

  3. Những khó khăn khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu

  • Việc nắm bắt quy định về nhãn hiệu còn hạn chế: Sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực tương đối mới và có nhiều vấn đề, do đó phải là người có sự nghiên cứu hoặc hoạt động trong lĩnh vực này mới giải quyết về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng nhanh chóng, hiệu quả.
  • Thời gian để được thẩm định hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là tương đối dài. Do đó việc để xảy ra sai sót trong hồ sơ là điều vô cùng đáng tiếc
  • Khi thiết kế nhãn hiệu: Khách hàng chưa biết cách thiết kế nhãn hiệu sao cho phù hợp và có ý nghĩa với mình?
  • Tra cứu thông tin: Khách hàng chưa biết hoặc gặp khó khăn khi:
  • Tra cứu xem nhãn hiệu đang muốn bảo hộ có đáp ứng điều kiện mà pháp luật đặt ra hay không?
  • Nhãn hiệu của mình có đang trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác không?
  • Các khoản chi phí phải nộp: Khách hàng không xác định được số tiền mình phải chi cho việc đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
  • Công cụ nào dùng để tra cứu: Hiện nay có công cụ tra cứu thông tin về nhãn hiệu trên trang web của Cục sở hữu trí tuệ và Wipo và các Bảng phân loại Viên, Nice. Nhưng khách hàng gần như:
  • Không hiểu những công cụ này là gì?
  • Không biết cách sử dụng các công cụ trên để tra cứu?
  • Thao tác và cách xử lý để tra cứu được thực hiện như thế nào?
  • Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm những gì?
  • Cách soạn hồ sơ và điền thông tin thế nào cho đúng?
  • Gặp khó khăn khi thực hiện nộp hồ sơ?
  • Việc chỉnh sửa sai sót, bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký khi bị Cục sở hữu trí tuệ yêu cầu hoặc khi mình muốn thay đổi được thực hiện ra sao?
  • Đặc biệt là, người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ về cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu chưa tìm kiếm được tổ chức có khả năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, hiệu quả và chi phí là hợp lý nhất.

4. Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật Toàn Quốc

       Với những khó khăn trên để giải quyết là không dễ dàng. Bởi người nộp hồ sơ nếu tìm cách xử lý cho từng vấn đề trên sẽ mất rất nhiều thời gian nhưng vẫn không có kết quả. Mặt khác, nếu như chọn tổ chức không có kinh nghiệm và uy tín thì những rủi ro đối với khách hàng là rất nhiều. Chính vì vậy, tự tin khi có đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, am hiểu kiến thức sâu rộng, giải quyết vấn đề một cách linh hoạt sẽ giúp khách hàng giải quyết vấn đề một cách nhanh và hiệu quả nhất. Chúng tôi hỗ trợ tư vấn và thực hiện tất cả các thủ tục cần thiết cho tới khi bạn nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, bao gồm: 

  • Tư vấn thiết kế mẫu nhãn hiệu
  • Tư vấn những điều không được phép trong mẫu nhãn hiệu thiết kế
  • Tư vấn những yếu tố có thể trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác
  • Tư vấn về thành phần hồ sơ, giấy tờ cần có cho đăng ký nhãn hiệu
  • Tư vấn cách điền thông tin trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
  • Tư vấn khi hồ sơ bị trả hoặc bị yêu cầu sửa đổi
  • Tư vấn về chi phí đăng ký nhãn hiệu
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan đến nhãn hiệu

  Sau khi tư vấn cho bạn những vấn đề trên, chúng tôi cũng có thể thay mặt bạn thực hiện các thủ tục cho việc nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu như:

  • Thiết kế nhãn hiệu
  • Tra cứu khả năng bảo hộ nhãn hiệu
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
  • Thực hiện nộp hồ sơ và nộp phí
  • Thực hiện việc sửa đổi, bổ sung thiếu sót (nếu có)
  • Thực hiện việc nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và trả kết quả cho bạn,…

     Như vậy, nếu lựa chọn Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu của Công ty Luật Toàn Quốc thì mức phí là bao nhiêu????

     Với mức phí chỉ từ 1.499.000 đồng thì bạn có thể yên tâm lựa chọn và đặt niềm tin ở chúng tôi. Chúng tôi sẽ cung cấp và xử lý giúp bạn những vấn đề mà bạn đang còn vướng mắc trong quá trình lựa chọn, xác định nhãn hiệu và nộp hồ sơ để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp và xử lý các vấn đề ở mức độ khó và phức tạp đối với hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nếu như bạn có nhu cầu.

>>>Xem thêm: Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu nhanh

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./

 

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178