Đập điện thoại của người yêu có bị đi tù hay không?
16:34 17/04/2018
Đập điện thoại của người yêu có bị đi tù hay không?, Đối với tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chủ thể của tội phạm cũng tương tự
- Đập điện thoại của người yêu có bị đi tù hay không?
- Đập điện thoại của người yêu
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Đập điện thoại của người yêu
Kiến thức của bạn:
Xin chào luật sư, xin cho tôi hỏi, Tôi và bạn gái yêu nhau được gần 1 năm trong quãng thời gian đó tôi có tặng người yêu một điện thoại IPHONE 5 trị giá 5,000,000VNĐ. Sau đó một thời gian trong lúc cãi vã với người yêu vì quá nóng giận nên tôi đã đập điện thoại của người yêu. Tôi có người bạn nói rằng hành vi của tôi có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay tôi rất lo lắng không biết thông tin mà bạn tôi nói có đúng không. Mong Luật sư tư vấn
Kiến thức của luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Đập điện thoại của người yêu
1. Đập điện thoại của người yêu cấu thành tội gì?
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
Điều 178. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. [caption id="attachment_85445" align="aligncenter" width="500"] Đập điện thoại của người yêu[/caption]
A. Mặt khách quan
- Hành vi:
Do điều luật quy định hai hành vi phạm tội khác nhau nên mỗi hành vi phạm tội có hành vi khách quan khác nhau.
Huỷ hoại tài sản là làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn. Ví dụ: Đốt cháy một căn nhà, một chiếc xe ôtô cháy thành tro bụi.
Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần).
Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng thuốc nổ, dùng chất độc, hoá chất hoặc lợi dụng thiên tai để huỷ hoại tài sản…
- Hậu quả
Theo quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS năm 2015 thì thiệt hại gây ra do hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản phải từ 2000.000 đồng trở lên thì người có hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu thiệt hại dưới 2000.000 đồng thì phạt thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm g khoản 1 điều 178 thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự
b. Mặt chủ quan
- Lỗi: Lỗi của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là lỗi cố ý
- Mục đích: Mục đích của người phạm tội là mong muốn huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
c. Khách thể
Khách thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu
d. Chủ thể
Đối với tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Có nghĩa là chủ thể của tội này là bất kỳ ai miễn là có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đủ tuổi.
2. Tư vấn cụ thể trường hợp đập điện thoại của người yêu thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Trong câu hỏi bạn giử đến, chúng tôi nhận thấy bạn vì quá nóng giận nên bạn đã có hành vi đập điện thoại của người yêu, tài sản bị đập là 1 điện thoại IPHONE 5 (giá điện thoại tại thời điểm mua là 5,000,000VNĐ). Để xác định hành vi của bạn có cấu thành tội phạm hay không thì cần phải tiến hành định giá tài sản bị hủy hoại. Nếu như qua việc giám định mà xác định giá trị hiện còn của tài sản từ 2 triệu đồng trở lên thì hành vi của bạn đã có dâu hiệu của tội hủy hoại tài sản theo quy định của điều 178 BLHS. Trong trường hợp này chúng tôi khuyên bạn nên nhanh tróng tiến hành bồi thường thiệt hại cho người yêu của bạn (bồi thường giá trị tài sản hiện còn của tài sản)
Nếu như sau khi tiến hành định giá tài sản mà giá trị tài sản dười 2 triệu đồng thì bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Để được tư vấn chi tiết về Đập điện thoại của người yêu, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách hàng một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn./