Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội
18:33 27/03/2018
Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội, Toà án dựa vào các căn cứ nào khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội
- Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội
- Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội
Câu hỏi của bạn:
Xin Luật sư cho biết: Có những căn cứ nào để quyết định hình phạt đối với người phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 2015
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
Nội dung tư vấn: Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội
1. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội là gì?
Quyết định hình phạt đối với người phạm tội được hiểu là sự lựa chọn hình phạt và xác định mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội cụ thể.
Quyết định hình phạt chỉ đặt ra đối với các trường hợp người phạm tội không được miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt, tức là đối với các trường hơp thực sự cần thiết phải áp dụng hình phạt. Điều này xuất phát từ mục đích của hình phạt là nhằm trừng trị người phạm tội giáo dục, cải tạo họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống.
2. Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội
Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội như sau:
Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt
"1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội."
Theo quy định này, các căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội bao gồm:
- Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
- Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
- Nhân thân người phạm tội;
- Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Bên cạnh đó, khi áp dụng hình phạt tiền, ngoài các căn cứ trên, Toà án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội. [caption id="attachment_81343" align="aligncenter" width="451"] Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội[/caption]
2.1 Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015
Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 chính là cơ sở pháp lý đầu tiên và quan trọng được sử dụng làm căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Các căn cứ theo quy định của Bộ luật hình sự bao gồm 02 phần:
- Phần thứ nhất: Những quy định chung của Bộ luật hình sự như:
+ Nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội ( khoản 1điều 3);
+ Các quy định liên quan đến hình phạt (điều 30 đến điều 45);
+ Các quy định về các biện pháp tư pháp (điều 46 đến điều 49);
+ Các quy định về căn cứ quyết định hình phạt (điều 50); các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (điều 51); các tình tiết tăng năng trách nhiệm hình sự (điều 52); các quy định về tái phạm, tái phạm nguy hiểm (điều 53);
+ Quy định về án treo (điều 65);
- Phần thứ hai: Các tội phạm của Bộ luật hình sự về khung hình phạt chính và về hình phạt bổ sung đối với từng loại tội.
Khi quyết định hình phạt, Toà án bắt buộc phải căn cứ vào các quy định nêu trên, tức là:
- Thứ nhất, trên cơ sở định tội, dựa vào các quy định về khung chế tài cho từng loại tội phạm, cho phép toà án xác định được khung hình phạt,cho phép Toà án xác định được khung hình phạt cụ thể cần áp dụng cho người phạm tội.
- Thứ hai, dựa vào các quy định của phần chung, Toà án quyết định loại và mức hình phạt cụ thể trong khung quy định hoặc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS (điều 54). Trong nhiều trường hợp, tòa án còn phải áp dụng các hình phạt bổ sung hoặc án treo hoặc biện pháp tư pháp đối với người phạm tội.
2.2 Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm
Tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là đặc tính về chất, đặc trưng cho một loại tội phạm, thể hiện sự khác biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác ở các điều luật khác nhau (tội danh khác nhau) và ở khoản này với khoản khác trong cùng một điều luật (khung hình phạt khác nhau) quy định ở phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm là đặc tính về lượng của mỗi tội phạm cụ thể, thể hiện trong phạm vi một khung hình phạt của điều luật quy định về tội phạm cụ thể.
Thực chất, trước khi quyết định hình phạt, Toà án sẽ phải xác định được người phạm tội phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự, nghĩa là xác định được tình chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Khi quyết định hình phạt, Tòa án chủ yếu căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội của người phạm tội trong phạm vi một khung hình phạt (một khoản của điều luật) đã lựa chọn.
2.3 Nhân thân người phạm tội
Nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội, có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ.
Đây cũng là căn cứ quan trọng trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội vì nhiều đặc điểm về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Đó là những đặc điểm về nhân thân sau đây:
- Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội liên quan trực tiếp đến việc thực hiện tội phạm, thể hiện mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, của người phạm tội và khả năng tiếp thu giáo dục, cải tạo của họ như phạm tội lần đầu, tái phạm, tái phạm nguy hiểm, phạm tội do trình độ lạc hậu,...
- Những đặc điểm liên quan đến thái độ của người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội như tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, lập công chuộc tội,...
- Những đặc điểm nhân thân liên quan đến các chính sách của Đảng và Nhà nước (chẳng hạn chính sách tôn giáo, dân tộc, chính sách đối với người có công...) như Người phạm tội thuộc dân tộc thiểu số, những người có chức sắc tôn giáo,...
- Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ: Người phạm tội bị mắc bệnh hiểm nghèo, là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, là người già yếu, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ,...
2.4 Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ và tăng năng trách nhiêm được nêu trong căn cứ này là các tình tiết đã được quy định cụ thể tại điều 51 và điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015. Khi xem xét những tình tiết tăng nhẹ, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự làm căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội cần lưu ý những điểm sau:
- Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ và tăng năng trách nhiệm hình sự (khoản 3 điều 51 và khoản 2 điều 52);
- Toà án có thể coi những tình tiết khác ngoài những tình tiết được quy định tại khoản 1 điều 51 BLHS năm 2015 là những tình tiết giảm nhẹ. Tuy nhiên ngoài các tình tiết được quy định tại khoản 1 điều 52 BLHS năm 2015, Toà án không được coi các tình tiết khác là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;
- Mỗi tình tiết giảm nhẹ, mỗi tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự ảnh hưởng khác nhau đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và người phạm tội. Do vậy, khi quyết định hình phạt không nên chỉ cân nhắc, so sánh về số lượng các tình tiết giảm nhẹ và các tình tiết tăng nặng mà phải đánh giá ảnh hưởng của những tình tiết đó trong mối quan hệ giữa chúng để đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt.
- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự trong từng trường hợp phạm tội cụ thể chỉ có ý nghĩa làm giảm hoặc tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm trong phạm vi một khung hình phạt. Do vậy, mặc dù xác định trường hợp phạm tội cụ thể có nhiều tình tiết tăng nặng, Toà án cũng không được quyết định một mức hình phạt cao hơn mức tối đa của hình phạt đã được quy định trong khung hình phạt áp dụng. Tuy nhiên, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 51 thì Toà án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (điều 54).
Tóm lại, khi quyết định hình phạt, Toà án phải tổng hợp các căn cứ trên để quyết định hình phạt đối với người phạm tội.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Để được tư vấn vấn chi tiết về Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.