Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực từ năm 2021
11:38 12/12/2020
Bộ luật lao động năm 2019 đã sửa đổi, bổ sung thêm nhiều quy định mới để hoàn thiện hơn so với Bộ luật cũ. Đặc biệt phải kể đến những điểm mới sau đây:
- Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực từ năm 2021
- Bộ luật lao động năm 2019
- Văn bản luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
BỘ LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2019
Từ năm 2021 sẽ có Bộ luật lao động mới thay thế Bộ luật lao động năm 2012, dưới đây là một số nội dung nổi bật của Bộ luật mới này:
Thứ nhất, về thời điểm ban hành và thời điểm có hiệu lực:
Bộ Luật lao động năm 2019 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 10/11/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Thứ hai, về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động 2019:
Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
Thứ ba, về đối tượng áp dụng của Bộ luật lao động 2019:
Bộ luật lao động 2019 được áp dụng đối với các đối tượng:
- Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động;
- Người sử dụng lao động; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Thứ tư, điểm mới của Bộ luật lao động 2019:
Bộ luật lao động năm 2019 đã sửa đổi, bổ sung thêm nhiều quy định mới để hoàn thiện hơn so với Bộ luật cũ. Đặc biệt phải kể đến những điểm mới sau đây:
- Bộ luật lao động 2019 mở rộng phạm vi điều chỉnh so với Bộ luật lao động 2012;
- Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ;
- Kéo dài thời gian nghỉ lễ Quốc khánh;
- Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ;
- Không còn hợp đồng lao động theo mùa vụ;
- Ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử;
- Được ký hợp đồng xác định thời hạn nhiều lần với người cao tuổi;
- Tăng thời giờ làm thêm theo tháng lên 40 giờ;
- Thêm trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương;
- Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng không cần lý do;
- Có thể ủy quyền cho người khác nhận lương;
- Khi trả lương qua ngân hàng, người sử dụng lao động phải trả phí mở tài khoản;
- Cấm ép người lao động dùng lương để mua hàng hóa, dịch vụ của công ty;
- Người lao động có thể được "thưởng" không chỉ bằng tiền;
- Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp;
- Khi trả lương, doanh nghiệp phải gửi bảng kê chi tiết cho người lao động;
- Thay đổi về tiền đền bù khi bị chậm trả lương từ năm 2021;
- Không còn quy định lương tối thiểu ngành 18. Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc 1 năm/lần;
- Được ghi nội dung thử việc trong Hợp đồng lao động;
- Bổ sung trường hợp về thời gian thử việc;
- Không thử việc với Hợp đồng lao động dưới 01 tháng;
- Được sử dụng lao động nữ nuôi con dưới 1 tuổi làm ca đêm;
- Lao động nam cũng được hỗ trợ chi phí gửi trẻ;
- NLĐ đang làm việc không còn được trả tiền nếu chưa nghỉ hết phép;
- Thuê trẻ dưới 15 tuổi làm việc phải có giấy khám sức khỏe;
- Sử dụng dưới 10 lao động cũng phải có Nội quy lao động;
Dưới đây là nội dung chi tiết Bộ luật lao động 2019:
QUỐC HỘI ---------- Bộ luật số: 45/2019/QH14 |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ------------- |
BỘ LUẬT
LAO ĐỘNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động
2. Người sử dụng lao động.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3.Tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
4. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
6. Người làm việc không có quan hệ lao động là người làm việc không trên cơ sở thuê mướn bằng hợp đồng lao động.
7. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn địn
7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
.....
Bộ luật lao động năm 2019 là một văn bản pháp luật toàn diện, quy định nhiều nội dung như hợp đồng lao động, khả năng người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động, tiêu chuẩn tối thiểu về điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn và sức khỏe lao động. Đây là một tiến bộ quan trọng do những sửa đổi trong Bộ Luật Lao động sẽ cải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động của Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng.
>>> Bạn có thể tải đầy đủ Bộ luật lao động năm 2019 tại đây: Bộ luật lao động năm 2019
Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về Bộ luật lao động năm 2019:
Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về những điểm mới về tiền lương, hợp đồng lao động hoặc các vấn đề khác liên quan đến Bộ luật lao động năm 2019. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về Bộ luật lao động năm 2019 về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời về Bộ luật lao động năm 2019 qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.
Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn về Bộ luật lao động năm 2019 . Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.
Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về Bộ luật lao động 2019 như: soạn thảo hợp đồng lao động; soạn thảo, đăng ký nội quy lao động theo quy định mới; thông báo khai trính sử dụng lao động...
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Nguyễn Ngọc