• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội, Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội là trường hợp đặc biệt...

  • Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội
  • Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội

      Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội như: nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, các loại hình phạt đối với người chưa thành niên, quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội và các vấn đề liên quan. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn theo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

Nội dung trả lời:

1. Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

      Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về nguyên tắc xử lý với người chưa thành niên phạm tội như sau:

Điều 69. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội

"1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục. Giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm. Phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong mọi trường hợp điều tra. Truy tố. Xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

2. Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng. Gây hại không lớn. Có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan. Tổ chức nhận giám sát. Giáo dục.

3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

4. Khi xét xử. Nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

5. Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tù có thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.

6. Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi. Thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm" [caption id="attachment_39543" align="aligncenter" width="408"]Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội[/caption]

2. Khái niệm và đặc điểm việc quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội

a. Khái niệm việc quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội

     Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội là trường hợp đặc biệt. Tính chất đặc biệt của trường hợp này là ở chổ hình phạt được quy định nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội có các tình tiết khác tương đương và mức giảm nhẹ phụ thuộc vào mức tuổi của người phạm tội. Sở dĩ người chưa thành niên được hưởng chính sách giảm trách nhiệm Hình sự của Nhà nước khi có hành vi phạm tội vì họ có những đặc điểm đặc biệt về nhân thân

b. Đặc điểm việc quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội

     Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất tâm sinh lí. Chưa thể nhận thức đầy đủ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện. Do nhận thức của họ thường non nớt. Thiếu chính chắn và đặc biệt họ dễ bị kích động. Lôi kéo. Bởi những người xung quanh, nếu ở môi trường xấu và không được chăm sóc giáo dục chu đáo. Người chưa thành niên dễ bị ảnh hưởng thói hư tật xấu dẫn đến phạm pháp.

     Bên cạnh đó. So với người đã thành niên ý thức phạm tội của người chưa thành niên nói chung chưa sâu sắc. Họ dể tiếp thu sự giáo dục của xã hội, nhà trường cũng như gia đình để từ bỏ con đường phạm tội. Do vậy, không thẻ coi người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm Hình sự giống như người đã thành niên. Chính vì thế, hình phạt áp dụng với người chưa thành niên phạm tội phải nhẹ hơn so với người đã thành niên

3. Quyết định hình phạt với người chưa thành niên phạm tội

a. Đối với hình phạt tiền

     Đối với phạt tiền. BLHS năm 1999 đã quy định phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người chưa thành niên phạm tội nếu họ ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi và họ có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Quy định mới này nhằm hạn chế việc áp dụng hình phạt tù đối với người chưa thành niên đồng thời việc áp dụng phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp này vẫn đảm bảo được mục đích của hình phạt.

     Mức phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội không vượt qúa 1/2  mức phạt tiền mà điều luật quy định.

b. Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ

     Đối với hình phạt cải tạo không giam giữ BLHS năm 1999 quy định giới hạn hình phạt áp dụng cho người thành niên phạm tội không vượt quá 1/2  thời hạn và điều luật quy định. Đồng thời, do người chưa thành niên hầu như chưa có thu nhập hoặc tài sản riêng nên BLHS năm 1999 đã không khấu trừ thu nhập của họ khi bị kết án.

c. Đối với hình phạt tù có thời hạn

     Đối với hình phạt tù có thời hạn. BLHS năm 1999 đã phân hóa người chưa thành niên ra làm hai đối tượng là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi với đường lối xử lí khác nhau. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì được xử lí nhẹ hơn người từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi. Trong từng đối tượng cụ thể nói trên. Nhà làm luật tách thành hai trường hợp ( trường hợp quy định hình phạt tù chung thân. Tử hình và trường hợp điều luật quy định hình phạt tù có thời hạn ). Tương ứng với mức hình phạt khác nhau phù hợp với độ tuổi của người thành niên cũng như yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.

     Quy định này thể hiện sự tiến bộ về chất của BLHS năm 1999 khi quy định về quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội. Cụ thể. Điều 74 quy định như sau:

     1.” Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội. Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù và chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không vượt quá 18 năm tù. Nếu là tù có thờ hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù có thời hạn.

     2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi khi phạm tội. Nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù. Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2  mức phạt tù mà điều luật quy  định”

     Đối với trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội. Có tội thực hiện trước khi đủ 18 tuổi. Có tội thực hiện sau khi đủ 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt được áp dụng như sau:

     Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi. Thì hình phạt không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại. Tức là nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù và chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không vượt quá 18 năm tù. Nếu là tù có thờ hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù có thời hạn.

     Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi. Thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội. Tức là :

  • Đối với hình phạt chính :
     - Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;
     - Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
     - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;
     - Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;
     - Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
     - Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.
  •  Đối với hình phạt bổ sung:
     - Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;
     - Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

     Liên hệ Luật sư tư vấn về hình sự

    Nếu bạn đang gặp những vướng mắc về hình sự mà không thể tự mình giải quyết được thì bạn nên gọi ngay cho Luật sư thay vì phải mất thời gian nghiên cứu vì có nghiên cứu cũng không thể hiểu rộng bằng Luật sư, vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có bạn nên tham khảo ý kiến Luật sư.      + Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033     + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.       Trân trọng ./.   

   

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178