• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các quy định của pháp luật về mua bán hàng hóa trong thương mại. Theo đó, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mai có người mua và người bán

  • Pháp luật về mua bán hàng hóa trong thương mại Việt Nam
  • mua bán hàng hóa trong thương mại
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Mua bán hàng hóa trong thương mại

      Bạn đang tìm hiểu quy định pháp luật về mua bán hàng hóa trong thương mại như: Khái niệm mua bán hàng hóa, đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại, phân loại hàng hóa, các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa và các vấn đề có liên quan. Luật Toàn Quốc sẽ giải đáp thắc mắc của bạn theo bài viết dưới đây. Căn cứ pháp lí: 

1. Khái niệm mua bán hàng hóa

     Theo Đại từ điển tiếng Việt, "mua là dùng tiền bạc để đổi hàng hóa, vật chất, tiền của"; "bán là đem hàng hóa để lấy tiền"; "hàng hóa là sản vật để bán nói chung": Trong đó, hàng hóa là sản phẩm do lao động làm được bán trên thị trường, là sản phẩm có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi (mua bán).

      Dưới góc độ pháp lí việc mua bán hàng hóa được hiểu theo Khoản 8, Điều 4, Luật Thương mại Việt Nam 2005 như sau: 

Điều 4. Giải thích từ ngữ

8. Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

     Như vậy, mua bán hàng hóa được hiểu là việc trao đổi hàng hóa giữa bên có hàng hóa và bên có nhu cầu mua hàng hóa trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận ý chí giữa các bên. Phương thức trao đổi hàng hóa có thể do các bên mua hàng hóa thiết lập trực tiếp quan hệ mua bán hàng hóa hóa với nhau hoặc thông qua chủ trung gian (bên môi giới, bên đại lí, bên nhận ủy thác mua hàng hóa). Hàng hóa được mun bán trao đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng sẽ hình thành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường.  

2. Đặc điểm của mua bán hàng hóa trong thương mại

     Mua bán hàng hóa thực chất là một dạng của mua bán tài sản nên có bản chất giống như mua bán tài sản theo quy định của BLDS đó là: 

  • Là việc bên chuyển quyền sở hữu hàng hóa/tài sản cho bên mua và nhận thanh toán theo đó bên mua có quyền hữu đối với hằng hóa/tài sản mua và có nghĩa vụ thanh cho bên bản;
  • Mua bán hàng hóa, mua bán tài sản đều được hiện qua các hình thức hợp pháp

     Tuy nhiên mua bán hàng hóa trong thương mại còn có những đặc điểm riêng so với mua bán tài sản trong luật dân sự sau đây: 

  • Một là, mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại nên chủ thể chủ yếu thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân.

     Mua bản hàng hóa là một những hoạt động thương mại chịu sự điều chinh của Luật Thương mại. Chủ thể thực hiện hoạt động thương mại nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa nói riêng là thương nhân. Thương nhân đó có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (đối với hợp đồng mua hàng hóa quốc tế). Theo quy định của Luật Thương mại năm 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành hợp pháp, pháp nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kinh doanh.

     So với chủ thể mua bán tài sản là các tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thì ít nhất một bên chủ thể mua bán hàng hóa (bên bán) phải đáp ứng thêm điều kiện là phải có "đăng kí kinh doanh" với tư cách là thương nhân thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa.

  • Hai là, mua bán hàng hóa trong thương mại gắn liền với hoạt động mang tính nghề nghiệp thương nhân - hoạt động thương mại

     Do sự khác biệt về tính chất chủ yếu nên mặc dù một trong các bên chủ thể mua bán tài sản có thể nhằm mục đích sinh lợi nhưng mục đích chủ yếu, thường xuyên của các bên chủ thể mua bán tài sản trong dân sự lại thường hướng đến mục đích sinh hoạt tiêu dùng

  • Ba là, thuật ngữ hàng hóa được sử dụng phổ biến trong pháp luật thương mại các nước và điều ước quốc tế về thương mại.

     Theo đó, hàng hóa được hiểu theo nghĩa rộng và có hai thuộc tính: có thể lưu thông và có tính thương mại. Khái niệm tài sản được sử dụng trong luật dân sự chỉ về những tài sản được phép giao dịch (lưu thông).

3. Các loại hàng hóa trong thương mại

     Trong kinh tế chính trị Marx-Lenin, hàng hóa cũng được định nghĩa là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa có thể là hữu hình như sắt thép, quyển sách hay ở dạng vô hình như sức lao động. Karl Marx định nghĩa hàng hóa trước hết là đồ vật mang hình dạng có khả năng thỏa mãn nhu cầu con người nhờ vào các tính chất của nó. Để đồ vật trở thành hàng hóa cần phải có:
  • Có giá trị sử dụng đối với người dùng
  • Giá trị (kinh tế), nghĩa là được chi phí bởi lao động
  • Sự hạn chế để đạt được nó, nghĩa là độ khan hiếm

     Trên phương diện pháp lí, Khoản 2, Điều 3, Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định hàng hóa bao gồm các loại sau đây:

  • Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
  • Những vật gắn liền với đất đai.
     Ở Việt Nam mọi người có quyền tự do kinh doanh miễn không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm. Vậy những mặt hàng nào pháp luật Việt Nam cấm và hạn chế kinh doanh là câu hỏi mà nhiều người còn đang thắc mắc. Điều 25, Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định các loại hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa hạn chế kinh doanh và các mặt hàng kinh doanh có điều kiện như sau: 

Điều 25. Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hóa kinh doanh có điều kiện

1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó.

2. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

     Như vậy, hàng hóa trong thương mại bao gồm động sản (hiện hữu hoặc hình thành trong tương lai), vật gắn liền với đất đai không bị pháp luật cấm lưu thông trên thị trường.

4. Hợp đồng mua bán hàng hóa

     Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại phổ biến, trong đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đề cao sự thỏa thuận của các bên trong quá trình xác lập quan hệ mua bán, tuy nhiên sự thỏa thuận này không được trái pháp luật. Hiện nay, hợp đồng mua bán chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Bộ luật dân sự 2015 và Luật Thương mại 2005.

     Hình thức hợp đồng: Theo Điều 24 của Luật Thương mai 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, đối với những trường hợp pháp luật quy định phải lập thành văn bản (để tiện cho việc quản lý thuế hoặc thực hiện các thủ tục hải quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia…) thì bắt buộc các bên giao kết hợp đồng phải tuân theo.

Lưu ý:

  • Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa đặc biệt như vật gắn liền với đất đai (nhà cửa, cây cối, công trình xây dựng) thì còn chịu sự điều chỉnh của Luật đất đai 2013 và Luật nhà ở 2014.
  • Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên cần chú ý đến điều khoản chọn luật điều chỉnh và áp dụng khi có tranh chấp xảy ra, lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp. Hàng hóa giao kết trong hợp đồng không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất, nhập khẩu theo quy định của quốc gia mà các bên mang quốc tịch, hoặc đặc trụ sở tại đó, hoặc quốc gia nơi hợp đồng được thực hiện.
  • Sau khi soạn thảo hợp đồng, nên nhờ luật sư xem xét lại tổng thể để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng mua bán và giảm bớt rủi ro pháp lý sau này.

      Như vậy, từ thời chiếm hữu nô lệ các hoạt động mua bán hàng hóa đã hình thành với mục đích sinh lời là kết quả của sự phân hóa giai cấp. Ngày nay hoạt động này càng trở nên phổ biến do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, vì vậy nhà nước cũng tích cực nâng cao vai trò quản lí của mình trong hoạt động này nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên trong hoạt động mua bán. Để trở thành một người chơi trong thị trường mua bán hàng hóa rộng lớn này đòi hỏi mỗi người cần phải tìm hiểu thật kĩ luật chơi đó là các quy định của Nhà nước.       Bài viết tham khảo:

     Liên hệ Luật sư tư vấn về mua bán hàng hóa trong thương mại

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về mua bán hàng hóa trong thương mại mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật sư. Luật sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về mua bán hàng hóa trong thương mại. Bạn có thể liên hệ với Luật sư theo những cách sau:
  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500 
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com
     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.       Trân trọng!   

Chuyên viên: Nguyễn Phương

 

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178