• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Mô hình tổ chức quản lý công ty TNHH.....chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một hoặc một số đại diện theo ủy quyền với nhiệm kỳ không quá 5 năm.

  • Mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH 1 thành viên là tổ chức
  • Mô hình tổ chức quản lý công ty
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Mô hình tổ chức công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

Câu hỏi của bạn:

      Thưa Luật sư, chúng tôi đang muốn thành lập doanh nghiệp dưới mô hình công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, tuy nhiên khi tìm hiểu các quy định của pháp luật thì còn nhiều chỗ chưa nắm rõ. Vì vậy rất mong Luật sư có thể giải đáp giúp chúng tôi vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn !

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mô hình tổ chức quản lý của công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về vấn đề này như sau:

  1. Công ty TNHH 1 thành viên là gì? Mô hình tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên?

     Hiện nay, nhu cầu thành lập doanh nghiệp để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng cao. Trong đó, mô hình công ty TNHH 1 thành viên được khá nhiều người lựa chọn để thành lập. 

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. 

Công ty TNHH 1 thành viên được tổ chức theo một trong hai mô hình sau:

  • Công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
  • Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

Dưới đây, chúng tôi xin đề cập chi tiết về mô hình công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu. 

2. Mô hình tổ chức của công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

  Để đảm bảo sự hoạt động của công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu 

  • TH1: Chủ sở hữu công ty ủy quyền cho ít nhất hai người làm đại diện

     Trong trường hợp, chủ sở hữu công ty có ủy quyền cho ít nhất hai người làm đại diện thì mô hình tổ chức quản lý công ty bao gồm: Hội đồng thành viên, giám đốc, hoặc tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

tnhh q tv to chúc

 

  • TH2: Chủ sở hữu công ty ủy quyền cho một người làm đại diện

      Trong trường hợp chủ sở hữu công ty ủy quyền cho một người làm đại diện, người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu công ty công ty sẽ giữ chức danh chủ tịch công ty. Mô hình tổ chức quản lý công ty bao gồm: Chủ tịch công ty, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty TNHH một thành viên. Điều lệ công ty quy định chủ tịch công ty, giám đốc (tổng giám đốc) là người đại diện theo pháp luật của công ty.

             cho 1 nguoi lam dai dien

     - (1): Hội đồng thành viên bao gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền. Hội đồng thành viên ( sau đây viết tắt là HĐTV) nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty chỉ định.

     - (2) Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, có quyền nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty. Quyền, nhiệm vụ của chủ tịch công ty được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty.

     - (3) Giám đốc (tổng giám đốc): do HĐTV( chủ tịch) thuê hoặc bổ nhiệm với nhiệm kỳ không quá 5 năm, thực hiện hoạt động điều hành kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và HĐTV (chủ tịch công ty) về việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Quyền hạn và nhiệm vụ của giám đốc (tổng giám đốc) được quy định cụ thể được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

      - (4) Kiểm soát viên: Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba năm. Kiểm soát viên thực hiện chức năng giám sát hoạt động điều hành kinh doanh của Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), giám đốc (tổng giám đốc) để báo với chủ sở hữu công ty.

 3. Quyền và nghĩa vụ của các bộ phận trong mô hình tổ chức công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu

3.1. Hội đồng thành viên

      Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm gồm từ 03 đến 07 thành viên với nhiệm kỳ không quá 05 năm.

      Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3.2. Chủ tịch công ty

       Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty.

       Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật này và pháp luật có liên quan.

       Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.

3.3. Giám đốc, tổng giám đốc

 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Tổ chức thực hiện quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
  • Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
  • Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
  • Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty;
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ các đối tượng thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
  • Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
  • Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
  • Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty;
  • Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
  • Tuyển dụng lao động;
  • Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty.

3.4. Kiểm soát viên

  Kiểm soát viên có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của công ty;
  • Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định;
  • Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của công ty;
  • Xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên;
  • Tham dự và thảo luận tại các cuộc họp Hội đồng thành viên và các cuộc họp khác trong công ty;
  • Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại Điều lệ công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu công ty.

     Hiện nay hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn rất phổ biến ở nước ta. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là mô hình lý tưởng để kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ, bởi ưu điểm của công ty là tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh mạnh dạn đầu tư vào các ngành và lĩnh vực có khả năng rủi ro nhiều, thu hồi vốn chậm. Ngoài ra loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã tạo điều kiện cho những người có số vốn vừa và nhỏ có cơ hội làm chủ doanh nghiệp tạo ra được lợi nhuận từ đồng vốn của mình. Mô hình tổ chức công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu cũng đóng góp một phần vào những vai trò đó. Với những tiêu chí và yêu cầu phù hợp với nhu cầu, mục đích sản xuất kinh doanh thì chủ sở hữu hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn mô hình này để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa quản trị công ty công ty một cách có hiệu quả.

Liên hệ Luật sư tư vấn về: mô hình tổ chức quản lý công ty

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về mô hình tổ chức quản lý mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về mô hình tổ chức quản lý. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

Bài viết tham khảo khác:

Chuyên viên: Tiến Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178