• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự, Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất và

  • Điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự
  • biện pháp bảo lĩnh
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP BẢO LĨNH TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Kiến thức của bạn

    Điều kiện áp dụng biện pháp bảo lĩnh trong tố tụng hình sự

Kiến thức của luật sư

Cơ sở pháp lý

  •  Bộ luật tố tụng hình sự  2015

Nội dung tư vấn:

Theo Điều 121 BLTTHS 2015 thì

“1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.”

     Do đó điều kiện để áp dụng biện pháp bảo lĩnh bao gồm:

               Thứ nhất đối với người được bảo lĩnh

  • là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự, được tòa án xem xét  áp dụng biện pháp bảo lĩnh căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, và có thể áp dụng thay thế biện pháp tạm giam thì có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can bị cáo. Thứ hai  đối với người nhận bảo lĩnh:

      + Đối với cá nhân: Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc

     + Đối với tổ chức: Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. . Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

     Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

          Thứ ba thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo lĩnh:  

     Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp;

     Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân và Toà án quân sự các cấp; Thẩm phán giữ chức vụ Chánh toà, Phó Chánh toà Tòa phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao;

     Hội đồng xét xử; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trong trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

     Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh.

     Luật toàn quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn trên sẽ giúp khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc qua email [email protected] chúng tôi sẽ giải đáp các vướng mắc đó cho bạn. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.

     Xin chân thành cám ơn sự đồng hành của quý khách!

     Trân trọng./.

Liên kết ngoài tham khảo

 

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178