• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thành lập tổ chức kinh tế. góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. hợp đồng PPP. Hợp đồng BCC.

  • Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Pháp luật đầu tư
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Kiến thức của bạn:      Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hiện nay. Kiến thức của Luật sư:      Cơ sở pháp lý: Nội dung tư vấn về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam      Ngày 26/11/2014, Luật Đầu tư sửa đổi đã được Quốc hội biểu quyết thông qua thay thế cho Luật Đầu tư năm 2005 và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Trong bối cảnh hội nhập với thế giới, mục tiêu cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư với thủ tục đơn giản hơn và chi phí thấp hơn và thời gian giải quyết ngắn hơn, Luật Đầu tư năm 2014 đã có nhiều điểm mới về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, Luật Toàn Quốc sẽ khái quát một số điểm nổi bật về các hình thức đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.      Việc lựa chọn hình thức, phương thức đầu tư phụ thuộc vào quyết định của nhà đầu tư. Đối với những nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam, lựa chọn hình thức đầu tư trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam. Theo đó, Việt Nam hiện có các hình thức đầu tư sau:
  • Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP; và
  • Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành gồm có:

1. Thành lập tổ chức kinh tế

     Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 44 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Theo đó, trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và phải đáp ứng các điều kiện nhất định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ cũng như các hình thức đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.      Lưu ý: Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng các điều kiện nhất định.

2. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế

     Đây là hình thức nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư. Việc đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được quy định tại Điều 24, 25, 26 Luật Đầu tư 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 46 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo các hình thức như:
  • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
  • Góp vốn vào công ty TNHH, công ty Hợp danh;
  • Mua cổ phần của công ty cổ phần; góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác...
     Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức này phải thực hiện theo các quy định và điều kiện mà pháp luật Việt Nam quy định như đối với trường hợp đầu tư thành lập tổ chức kinh tế. [caption id="attachment_86931" align="aligncenter" width="500"]các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam[/caption]
3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP:
     Hình thức đầu tư theo hợp đồng PPP được quy định tại Điều 27 Luật đầu tư 2014 và được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ  về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Theo đó, hợp đồng PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.      Theo quy định tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP thì có 7 loại hợp đồng dự án theo hình thức đối tác công tư bao gồm:
  • Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (hợp đồng BOT);
  • Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (hợp đồng BTO);
  • Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (hợp đồng BT);
  • Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (hợp đồng BOO);
  • Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Thuê dịch vụ (hợp đồng BTL);
  • Hợp đồng Xây dựng - Thuê dịch vụ - Chuyển giao (hợp đồng BLT);
  • Hợp đồng Kinh doanh - Quản lý (hợp đồng O&M).
     Lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP được Chính phủ quy định chi tiết tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC:
     Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014 thì Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.      Như vậy,  đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hình thức đầu tư được thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các nhà đầu tư nhưng không thành lập pháp nhân mới. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của các bên không có sự ràng buộc về mặt tổ chức như ở các hình thức đầu tư thành lập pháp nhân mới mà chỉ ràng buộc với nhau bởi hợp đồng.      Lưu ý: Hợp đồng BCC được ký giữa các nhà đầu tư trong nước thì thực hiện theo quy định pháp luật dân sự. Đối với hợp đồng BCC được ký kết với nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi ký kết hợp đồng BCC.    Trong quá trình thực hiện hợp đồng BCC, các bên tham gia hợp đồng được thỏa thuận sử dụng tài sản hình thành từ việc hợp tác kinh doanh để thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

 Bài viết tham khảo:

Liên hệ Luật sư tư vấn về: các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam  

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

    •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
    •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
    •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com
Bài viết tham khảo khác:
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178