• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ngày 25/11/2013, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 .

  • Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
  • Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
  • Văn bản luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013      Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 được xây dựng dựa trên quan điểm và nguyên tắc: 1.  Thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần phát triển một nền sản xuất nông nghiệp an toàn và thúc đẩy xúc tiến thương mại hàng nông lâm sản; đẩy mạnh xã hội hóa trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật và yêu cầu về cải cách hành chính. 2.  Kế thừa và pháp điển hóa các quy định còn phù hợp của Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đồng thời bổ sung những quy định mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn, luật hóa một số quy định trong các văn bản dưới luật nhằm tăng giá trị pháp lý của các quy định này. 3. Phù hợp với những thông lệ và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, ký kết. 4.  Dựa trên cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động phòng chống sinh vật gây hại, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật giai đoạn trước.

QUỐC HỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Luật số: 41/2013/QH13 Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013
 

LUẬT

BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật; quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1.Thực vật là cây và sản phẩm của cây. 2.Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật. 3.Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ. 4.Chủ thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp quản lý thực vật. 5.Sinh vật có ích là sinh vật có lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật có ích, côn trùng có ích, động vật và các sinh vật có ích khác. 6.Sinh vật gây hại là sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, côn trùng gây hại, cỏ dại và các sinh vật có hại khác. 7.Sinh vật gây hại lạ là sinh vật gây hại chưa xác định được tên khoa học và chưa từng được phát hiện ở Việt Nam. 8.Đối tượng kiểm dịch thực vật là sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng đối với thực vật, chưa có hoặc có nhưng phân bố hẹp ở Việt Nam và phải được kiểm soát nghiêm ngặt. 9.Đối tượng phải kiểm soát là sinh vật gây hại không phải là đối tượng kiểm dịch thực vật nhưng sự có mặt của chúng trên vật liệu dùng để làm giống có nguy cơ gây thiệt hại lớn về kinh tế, phải được kiểm soát ở Việt Nam. 10.Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc các vật thể khác có khả năng mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật. 11.Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hoặc trực tiếp vận chuyển, quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. 12.Phân tích nguy cơ dịch hại là quá trình đánh giá về sinh học, cơ sở khoa học và kinh tế để quyết định biện pháp kiểm dịch thực vật đối với một loài sinh vật gây hại. 13.Vùng không nhiễm sinh vật gây hại là vùng ở đó có bằng chứng khoa học về việc không có mặt một loài sinh vật gây hại cụ thể và các điều kiện bảo đảm không có loài sinh vật gây hại đó được duy trì. 14.Kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là việc quan sát, lấy mẫu, giám định vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật để xác định tình trạng nhiễm sinh vật gây hại hoặc sự tuân thủ quy định về kiểm dịch thực vật. 15.Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn hoặc diệt trừ triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ. 16.Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc. 17.Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (sau đây gọi chung là thuốc kỹ thuật) là sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định được dùng để sản xuất thuốc thành phẩm. 18.Hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc thành phần hữu hiệu có hoạt tính sinh học của thuốc bảo vệ thực vật. 19.Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm (sau đây gọi chung là thuốc thành phẩm) là sản phẩm được sản xuất từ thuốc kỹ thuật với dung môi, phụ gia theo quy trình công nghệ nhất định, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, có nhãn hàng hóa và được phép đưa vào lưu thông, sử dụng. 20.Thuốc bảo vệ thực vật sinh học là sản phẩm có thành phần hữu hiệu là vi sinh vật sống hoặc chất có nguồn gốc từ vi sinh vật, thực vật, động vật. 21.Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật bao gồm sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật. 22.Thời gian cách ly là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm hoặc khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng trong quá trình bảo quản đến khi sản phẩm được đưa vào sử dụng.

Điều 4. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật 1.Phát hiện sớm, kết luận nhanh chóng, chính xác; xử lý triệt để, ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập, lan rộng của đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ. 2.Phòng, chống sinh vật gây hại thực hiện theo phương châm phòng là chính; áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại theo hướng bền vững, trong đó ưu tiên biện pháp sinh học, sử dụng giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại, biện pháp kỹ thuật canh tác, thực hành nông nghiệp tốt. 3.Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải thực hiện nguyên tắc bốn đúng bao gồm đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; tuân thủ thời gian cách ly; bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người, an toàn thực phẩm, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, bảo vệ hệ sinh thái. 4.Áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, kết hợp khoa học và công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của nhân dân.

.............................................................................. Tải văn bản đầy đủ tại đây: >>>Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013

 Để được tư vấn chi tiết về Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quý khách vui lòng liên hệ tới  Tổng đài tư vấn Luật dân sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lê Hằng

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178