• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cuộc đời Phạm Ngọc Thảo kết thúc bi thảm, nhưng sứ mệnh ông thực hiện là hoàn hảo....Nhà tình báo đại tá Phạm Ngọc Thảo vì nước vì dân không che giấu..

  • CHUYỆN NHÀ TÌNH BÁO ĐẠI TÁ PHẠM NGỌC THẢO PHẦN 7
  • NHÀ TÌNH BÁO ĐẠI TÁ PHẠM NGỌC THẢO
  • Thâm cung bí sử
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NHÀ TÌNH BÁO ĐẠI TÁ PHẠM NGỌC THẢO

PHẠM NGỌC THẢO – Nguyễn Chánh Tín (phim Ván bài lật ngửa)

     Với vai Nguyễn Thành Luân trong bộ phim tình báo Ván bài lật ngửa, Nguyễn Chánh Tín trở thành nghệ sĩ điện ảnh lừng danh bất hủ. Liệu có liên quan gì nguyên mẫu của Nguyễn Thành Luân với nhà tình báo anh hùng huyền thoại Phạm Ngọc Thảo, vị đại tá của quân đội Việt Nam cộng hòa và của Quân đội nhân dân Việt Nam. Sau đây là một số bài viết đã được đăng trên báo thanh niên nhằm làm sáng tỏ thêm phần nào câu chuyện này.

Bài 7: Cái chết bi thảm và sứ mệnh hoàn hảo

     “Tôi biết chắc những người có dụng ý loại trừ Thảo không muốn chuyện bắt bớ kéo dài kéo theo nhiều chuyện lôi thôi. Bởi họ không thể không biết đại tá Phạm Ngọc Thảo rất được cảm tình và sự che chở của nhiều chức sắc cao cấp Công giáo” - Theo linh mục Nguyễn Quang Lãm.
[caption id="attachment_191162" align="aligncenter" width="500"] NHÀ TÌNH BÁO ĐẠI TÁ PHẠM NGỌC THẢO[/caption]
     Chúng tôi hỏi ông Nguyễn Cao Kỳ: “Ai đã giết Phạm Ngọc Thảo?”. Ông Kỳ: “Sau lần tiếp xúc ở Biên Hòa, tôi không gặp Phạm Ngọc Thảo nữa và không quan tâm đến chuyện của ông ấy”. Hỏi: “Hồi đó mọi người đều nói tướng Nguyễn Ngọc Loan tự tay giết chết Phạm Ngọc Thảo. Mà tướng Loan từng là người thân cận của ông?”. Ông Kỳ: “Tôi không biết ông Loan có giết ông Thảo hay không, nhưng mọi quyết định đều do ông Thiệu”.      “Mọi quyết định đều do ông Thiệu”, ông Kỳ nói đúng. Nhưng ông Kỳ nói ông không quan tâm đến ông Thảo thì chưa chắc đúng.      Linh mục Nguyễn Quang Lãm, chủ bút Báo Xây Dựng, là người có tình cảm đặc biệt đối với Phạm Ngọc Thảo. Ông không những che chở, giữ liên lạc và làm tất cả những gì có thể làm được để giúp Phạm Ngọc Thảo mọi lúc mọi nơi, mà còn đăng công khai trên báo chí những điều tốt đẹp nhất về Phạm Ngọc Thảo, dù ai có nói ông Thảo là cộng sản ông cũng mặc kệ. Sau khi ông Thảo bị giết hại, Báo Xây Dựng của cha Lãm đã đăng loạt bài điều tra 40 kỳ về cái chết của ông. Chưa hết, gần 10 năm sau, vào năm 1974, cha Lãm còn viết một loạt bài nhiều kỳ đăng trên Báo Hòa Bình, lại đề cập đến việc ai đã giết Phạm Ngọc Thảo, ai đã bán đứng Phạm Ngọc Thảo.      Theo cha Lãm thì: “Đại tá Phạm Ngọc Thảo là người can đảm, một kẻ dám làm một cái gì, một người có những tư tưởng lạ, những tư tưởng lớn về chuyện Đất Nước”. Ông nghĩ vậy và ông nghĩ rằng ông Nguyễn Cao Kỳ cũng có thể nghĩ như ông, vì ông biết ông Kỳ rất muốn gặp Phạm Ngọc Thảo sau cuộc đảo chính. Cha Lãm muốn đưa ông Thảo đến trại Phi Long (căn cứ không quân) gặp Nguyễn Cao Kỳ, nhưng vì mỗi lần gặp ông Kỳ cứ nhắc đi nhắc lại “Anh ta đâu?” một cách sốt sắng, nên vị linh mục đâm ra cảnh giác: “Nhỡ ra tướng Kỳ nổi hứng hay nổi đóa giữ Phạm Ngọc Thảo lại nộp cho cơ quan an ninh thì sao?”. Vì vậy, thay vì đưa ông Thảo đến, cha Lãm đến gặp ông Kỳ đề nghị đưa ông Kỳ đến gặp ông Thảo tại một địa điểm bí mật với điều kiện: đi một mình, không cho cận vệ đi kèm, không dắt súng lục, không nhấc điện thoại gọi về nhà dù chỉ bảo “Hôm nay không về ăn cơm nhà”. Hôm đó ông Kỳ “OK” nhưng bảo “đang bận hôm nay không đi được”. Cha Lãm thuật lại chuyện này với Phạm Ngọc Thảo, nhưng ông Thảo bảo cha không cần thận trọng như thế, rằng ông có thể đến trại Phi Long gặp ông Kỳ được, rằng “mời ông ta ra chỉ cho thấy mình yếu bóng vía và không tin cậy ông ta”. Hai hôm sau, cha Lãm tới nơi ông Thảo lánh nạn (tại một cao ốc trên đường Ngô Đức Kế) để đưa ông Thảo vào trại Phi Long thì ông Thảo đã rời khỏi chỗ này rồi, do bị lộ, an ninh đến lục xét. Một tuần sau, cha Lãm mới hết lo lắng khi ông Thảo nhắn cha lên Biên Hòa và cho biết mình đang ở chỗ xứ cha Cường. Vị linh mục kể lại chuyện này kèm theo những lời trìu mến: “Chỉ tội ở đó không có điện thoại để con người làm cách mạng đó móc nối liên lạc với các đồng chí và lúc buồn buồn có thể nói được dăm ba câu với một vài người đẹp”. Nhưng 3 tuần sau, ngày 17.7.1965, cha Lãm nhận được điện thoại của một ký giả làm cho một hãng thông tấn ngoại quốc báo tin ông Thảo đã bị giết rồi.      Tài liệu chính thức của ta hiện nay đều nói về cái chết của Phạm  Ngọc Thảo: Ông bị an ninh chính quyền Sài Gòn bắt đem đi thủ tiêu vào ngày 15.7 nhưng ông chỉ bị thương nặng, được các linh mục và nữ tu đem về một tu viện chăm sóc, sau đó nhà cầm quyền truy lùng tung tích và bắt ông đưa về cơ quan an ninh quân đội vào ngày 16.7. Tại đây, Nguyễn Ngọc Loan và thuộc hạ đã tra tấn và bóp hạ bộ ông cho đến chết ngay trong đêm hôm đó. Báo chí và dư luận ở Sài Gòn trước giải phóng cũng nói như vậy. Chính cha Lãm đã trực tiếp gặp Nguyễn Ngọc Loan để hỏi cho ra nhẽ. Tướng Loan chối, bảo rằng không có chuyện đó, rằng ông Thảo chết là do bị thương quá nặng, thậm chí ông ta còn nói mình không liên quan đến chuyện bắt bớ ông Thảo. Vị linh mục nói ông đã đem lời tướng Loan kể lại cho đàn em và bạn bè Phạm Ngọc Thảo, nhưng không ai tin, “người ta sẵn sàng tin là tướng Loan nói thật, nhưng đó là sự thật ghi trên các phúc trình, báo cáo, biên bản của bác sĩ”.      Cha Lãm còn cho hay, Phạm Ngọc Thảo thường thay đổi chỗ ở với những hành tung lạ lùng, có khi ông ở ngay gần bót cảnh sát, ở chỗ nào ông cũng cho cha Lãm biết. Cuối cùng, khi những nơi khác không an toàn, ông về xứ Đa Minh của cha Cường ở Thủ Đức, rồi đến trú tại tu viện Phước Sơn. Tại đây, cha Lãm cũng làm hết sức mình để ông được an toàn nhất. Ông được các linh mục hết lòng bảo vệ, tuy nhiên, theo cha Lãm thì chính lòng tốt và sự thiệt thà của các linh mục bảo vệ ông đã khiến ông bị lộ. Khi ông bị thủ tiêu không chết, được các linh mục đưa về giáo xứ Đa Minh cứu chữa, bọn chúng cũng lần theo các linh mục để truy tìm ông.      Cha Lãm cho biết thêm, khi bọn chúng cấp tốc đưa Phạm Ngọc Thảo về Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 trong tình trạng bị thương rất nặng, một chiếc trực thăng H-34 chở ông thẳng về Bộ Tổng tham mưu, tại đây người của Nguyễn Ngọc Loan đã chờ sẵn, lúc đó là 7 giờ tối 16.7. Trên quốc lộ 4, những người thân của Phạm Ngọc Thảo cũng rú ga xe chạy đến Mỹ Tho và Cần Thơ gặp 2 vị giám mục, đã có những cú điện thoại gọi về trong đêm cho trung tướng Thiệu, nhưng ngay trong đêm ông Thảo đã chết rồi. Vị linh mục còn viết tiếp: “Tôi biết chắc những người có dụng ý loại trừ Thảo không muốn chuyện bắt bớ kéo dài kéo theo nhiều chuyện lôi thôi. Bởi họ không thể không biết đại tá Phạm Ngọc Thảo rất được cảm tình và sự che chở của nhiều chức sắc cao cấp Công giáo. Nếu Phạm Ngọc Thảo bị giải về Sài Gòn, chờ ngày ra tòa lãnh án thì tất nhiên sẽ có nhiều tiếng nói can thiệp, nhiều áp lực ngay cả do phía tòa đại sứ Mỹ. Vì vậy biện pháp áp dụng là thủ tiêu ngay”. [caption id="attachment_191167" align="aligncenter" width="413"] NHÀ TÌNH BÁO ĐẠI TÁ PHẠM NGỌC THẢO[/caption]      Điều chắc chắn là Nguyễn Văn Thiệu không tin ông Thảo là cộng sản, ông ta biết các vị chức sắc Công giáo cùng nhiều sĩ quan thuộc quyền ông ta cũng không tin ông Thảo là cộng sản. Bởi vậy mà Phạm Ngọc Thảo phải chết, vì ông là một đối thủ đáng gờm của người cầm quyền. Một người được giới chức sắc Công giáo hậu thuẫn, được giới quân sự nể phục, một người tay không mà tổ chức một cuộc binh biến khiến cho Nguyễn Khánh đang nắm trong tay cả một quân đội phải chạy tóe khói, người ấy không đáng gờm sao được! Nếu Nguyễn Văn Thiệu, nếu các vị giám mục, linh mục tin Phạm Ngọc Thảo là cộng sản thì chưa chắc ông đã bị thủ tiêu. Những nhà tình báo lừng lẫy như Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Nguyễn Tài… cũng như nhiều cán bộ cách mạng cấp cao bị bắt, giới cầm quyền biết chắc các vị là cộng sản, các vị bị đày ra Côn Đảo, nhưng các vị có bị thủ tiêu đâu.      Phạm Ngọc Thảo chết khi mới 43 tuổi. Cuộc đời ông kết thúc bi thảm, nhưng sứ mệnh ông thực hiện là hoàn hảo. Sự hoàn hảo không phải trên vỏ bọc mà ở hành động vì nước vì dân không che giấu, ở cuộc sống chính trực và tấm lòng chân thành. Cho đến bây giờ, khi biết ông là người của cách mạng, những bạn bè và những người quen biết ông từng ở phía bên kia vẫn yêu mến, vẫn ngưỡng mộ ông.      Cuộc đời ông kết thúc bi thảm, nhưng sứ mệnh ông thực hiện là hoàn hảo. Sự hoàn hảo không phải trên vỏ bọc mà ở hành động vì nước vì dân không che giấu, ở cuộc sống chính trực và tấm lòng chân thành

Hoàng Hải Vân       Bài viết này chúng tôi sao chép tại địa chỉ: https://thanhnien.vn/thoi-su/phong-su-dieu-tra/lat-ngua-bai-de-tang-hinh-289608.html, chúng tôi sao chép một bản để lưu trữ, tham khảo, nghiên cứu thêm không nhằm mục đích thương mại.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178