Khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm theo quy BLTTHS 2015
10:10 11/06/2019
Căn cứ theo Điều 8 của bộ luật hình sự 2015 : Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực TNHS
- Khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm theo quy BLTTHS 2015
- tội phạm
- Hỏi đáp luật hình sự
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
KHÁI NIỆM TỘI PHẠM VÀ PHÂN LOẠI TỘI PHẠM THEO QUY ĐỊNH BLHS 2015 Kiến thức của bạn:
Khái niệm tội phạm và phân loại tội phạm theo quy định BLHS 2015 Kiến thức luật sư
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015
Nội dung tư vấn
Khái niệm tội phạm
Căn cứ theo Điều 8 của bộ luật hình sự 2015 quy đinh tội phạm như sau:
Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Từ quy định trên ta có thể hiểu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
Đây cũng chính là sự đổi mới trong quy định về tội phạm theo quy định của BLHS 2015 so với BLHS 1999, khái niệm tội phạm được mở rộng, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội không chỉ là Cá nhân mà còn có thể là pháp nhân thương mại, trước đây chỉ có cá nhân mới bị coi là chủ thể thực hiện hành vi phạm tội.
-
Phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại sau đây:
Thứ nhất: Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
Ví dụ đối với tội giết con mới đẻ tại khoản 1 Điều 124 BLHS 2015
“ Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
- Đối với tội trên thì mức cao nhất của khung hình phạt là đến 03 năm , nên tội trên thuộc tội phạm ít nghiêm trọng theo quy định của BLHS.
Thứ hai: Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù;
Ví dụ đối với tội Bức tử tại khoản 1 Điều 130. Tội bức tử
“Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
- Đối với tội trên thì mức cao nhất của khung hình phạt là đến 7 năm nên tội trên thuộc tội phạm nghiêm trọng theo quy định của BLHS.
Thứ ba: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù;
Ví dụ: Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi:
Tại khoản 1 Điều 142 BLHS:
“ Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
=> Mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm nên tội trên thuộc tội phạm rất nguy hiểm theo quy định của BLHS.
Thứ tư: Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ví dụ: cũng đối với tội hiếp dâm nhưng thuộc khoản 2 Điều 142
“ 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
đ) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
e) Phạm tội 02 lần trở lên; g) Đối với 02 người trở lên; h) Tái phạm nguy hiểm.”
=> Theo đó mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm nên tội trên thuộc tội phạm đặc biệt nguy hiểm theo quy định của BLHS.
Luật toàn quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn trên sẽ giúp khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc qua email [email protected] chúng tôi sẽ giải đáp các vướng mắc đó cho bạn. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cám ơn sự đồng hành của quý khách!
Trân trọng./.
Liên kết ngoài tham khảo:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................