• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên Tòa là một việc Luật sư cần làm nhằm tạo sự thống nhất giữa Luật sư với người được bào chữa

  • Có cần thiết phải chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên Tòa không?
  • chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên Tòa
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết
  Câu hỏi của bạn:      Chào Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Có cần thiết phải chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa không? Nếu chuẩn bị thì cần chú ý những nội dung gì? Mong Luật sư tư vấn giúp! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:

1. Sự cần thiết phải chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên Tòa

     Kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa là bản dự kiến những câu hỏi Luật sư sẽ hỏi bị can, bị cáo, bị hại hoặc những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Những câu hỏi này là kết quả đúc rút từ việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, kết quả của việc tiếp xúc, trao đổi, bàn bạc với khách hàng hoặc những người tham gia tố tụng khác nhằm làm rõ hoặc khẳng định một hay nhiều vấn đề Luật sư thấy cần thiết phục vụ cho quan điểm bào chữa hay bảo vệ.Tuy nhiên, tùy thuộc vào diễn biến tại phiên tòa, kế hoạch này vẫn có thể được thay đổi cho phù hợp.    Tương tự như việc việc chuẩn bị bản Luận cứ bào chữa, xây dựng kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa cũng là một công việc Luật sư cần chuẩn bị trước khi mở phiên tòa. Đây không phải là một “quy trình bắt buộc” nhưng nếu chuẩn bị tốt kế hoạch xét hỏi, Luật sư sẽ chủ động và tự tin hơn khi tham gia xét hỏi tại phiên tòa; tránh được việc hỏi những câu hỏi thừa không liên quan đến vụ án, hỏi thiếu những nội dung cần hỏi hoặc hỏi lại những nội dung Hội đồng xét xử hoặc KSV đã hỏi...

2. Những điều cần chú ý khi chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên Tòa

 Khi chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa cần chú ý những vấn đề sau:

    Thứ nhất, về hình thức và nội dung của kế hoạch xét hỏi:

     Về hình thức: Kế hoạch xét hỏi có thể viết tay hoặc đánh máy hay in ấn; có thể chia tờ giấy làm ba cột, cột bên trái ghi những câu hỏi dự định sẽ hỏi tại tòa, cột giữa ghi chép câu trả lời và cột bên phải để ghi những câu hỏi có thể phát sinh tại phiên tòa, liên quan đến câu hỏi đã được chuẩn bị để làm sáng tỏ vấn đề.      Về nội dung: Kế hoạch xét hỏi cần được xây dựng một cách khoa học, có chọn lọc để phục vụ cho định hướng bào chữa đã chọn; để Hội đồng xét xử và những người tham gia phiên tòa thấy được hướng bào chữa của Luật sư thông qua việc thẩm vấn của Luật sư. Các câu hỏi phải ngắn gọn, dễ hiểu, tránh việc có thể hiểu theo nhiều nghĩa khiến người bị hỏi lúng túng, đôi khi không đạt được hiệu quả thẩm Vấn. Những câu hỏi đặt ra ngắn gọn theo dạng khẳng định hoặc phủ định, để người được hỏi chỉ cần trả lời vắn tắt “có” hoặc “không” hay “đúng” hoặc “không đúng”... là những câu hỏi dễ gây ấn tượng đối với Hội đồng xét xử hơn cả.

    Thứ hai, cần chú ý về trình tự hỏi:

    Khác với việc xét hỏi của Hội đồng xét xử (đòi hỏi phải bao quát toàn bộ những vấn đề cần giải quyết mà vụ án đặt ra), việc xét hỏi của Luật sư chủ yếu liên quan đến những đối tượng có mối quan hệ trực tiếp, có lời khai ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án, đến việc xác định trách nhiệm hình sự đối với bị cáo mà Luật sư bào chữa. Đó có thể là lời khai của các bị cáo khác, người làm chứng, người liên quan, giám định viên,... Vì vậy, để làm rõ những vấn đề mấu chốt, Luật sư cần lưu ý đến trình tự xét hỏi, cách thức tiến hành và phương pháp xét hỏi phù hợp đối với những đối tượng cần xét hỏi.      Do chỉ được hỏi sau Hội đồng xét xử và KSV nên tại phiên tòa, Luật sư cần điều chỉnh kịp thời kế hoạch thẩm vấn của mình cho phù hợp, gạch bỏ những câu hỏi đã chuẩn bị nhưng đã được Hội đồng xét xử hoặc KSV hỏi, bổ sung những câu hỏi mới phù hợp với diễn biến của phiên tòa.      Cần sắp xếp thứ tự hỏi những người tham gia tố tụng tại phiên tòa. Việc hỏi ai trước, ai sau tùy thuộc vào từng vụ án và do Luật sư cân nhắc, quyết định; tuy nhiên thông thường thì nên hỏi bị cáo (người được bào chữa trước) rồi đến các bị cáo khác có liên quan đến hành vi của người được bào chữa, bị hại, người làm. chứng. Cũng có thể sắp xếp thứ tự hỏi theo trình tự: hỏi những người có lời khai thuận lợi cho định hướng bào chữa trước, những người khác hỏi sau hoặc chọn những người có lời khai “có giá trị quyết định” đối với hướng bào chữa thì hỏi trước...      Trong trường hợp bản dự kiến những câu hỏi Luật sư sẽ sử dụng tại phiên tòa do Luật sư khác hoặc do người tập sự hành nghề Luật sư chuẩn bị, Luật sư tham gia phiên toà cần xem xét kỹ để các câu hỏi được chuẩn bị phù hợp với hồ sơ vụ án và định hướng bào chữa, bảo vệ; tránh những câu hỏi không liên quan đến vụ án, hỏi thừa, hỏi trùng với những nội dung Hội đồng xét xử, KSV đã hỏi...

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên Tòa:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên Tòa như cần chuẩn bị những gì, những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị kế hoạch xét hỏi… và những vấn đề có liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về chuẩn bị kế hoạch xét hỏi tại phiên Tòa và các vấn đề có liên quan về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Kiều

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178