• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

     Trong lĩnh vực lao động, việc thử việc là một phần quan trọng của quá trình tuyển dụng. Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc. Vậy “Doanh nghiệp thử việc quá thời hạn quy định bị phạt không?” Hãy cùng Luật toàn quốc trả lời câu hỏi này qua bài viết dưới đây.

  • Doanh nghiệp thử việc quá thời hạn quy định bị phạt không
  • Doanh nghiệp thử việc quá thời hạn quy định bị phạt không
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Thời gian thử việc là gì?

     Thời gian thử việc là khoảng thời gian mà người lao động và người sử dụng lao động dành cho nhau để đánh giá sự phù hợp của hai bên trong mối quan hệ lao động.

     Mục đích của thử việc:

  • Giúp người lao động và người sử dụng lao động đánh giá sự phù hợp của hai bên trong mối quan hệ lao động.
  • Tạo điều kiện cho người lao động có thời gian làm quen với môi trường làm việc mới, với yêu cầu công việc và với đồng nghiệp.
  • Giúp người sử dụng lao động có cơ sở để quyết định có ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động hay không.

2. Doanh nghiệp thử việc người lao động trong thời gian bao lâu

     Theo Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc được hai bên thỏa thuận dựa trên tính chất và độ phức tạp của công việc, nhưng chỉ được thử việc một lần cho một công việc và phải tuân thủ các điều kiện sau:

  • Không quá 180 ngày cho công việc của người quản lý doanh nghiệp.
  • Không quá 60 ngày cho công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
  • Không quá 30 ngày cho công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
  • Không quá 06 ngày làm việc cho các công việc khác.

Như vậy hiện nay người sử dụng lao động căn cứ vào công việc của người lao động để thử việc trong thời hạn pháp luật cho phép.

Doanh nghiệp thử việc quá thời hạn quy định bị phạt không

3. Doanh nghiệp thử việc quá thời hạn quy định bị phạt như thế nào?

     Theo điểm b khoản 2 và  khoản 3 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

b) Thử việc quá thời hạn quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi cs hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.

     Như vậy, nếu thử việc vượt quá thời gian quy định, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân hoặc từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức và buộc phải trả đủ 100% tiền lương của công việc đó.

Doanh nghiệp thử việc quá thời hạn quy định bị phạt không

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1: Thử việc 6 ngày thì có tính chủ nhật không?

  Thời gian thử việc 6 ngày được tính dựa trên ngày làm việc thông thường, bao gồm cả ngày nghỉ hàng tuần như chủ nhật. Điều này đồng nghĩa với việc ngày lễ cũng được tính vào thời gian thử việc. Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho trường hợp thử việc không vượt quá 6 ngày làm việc. Trong trường hợp thử việc kéo dài hơn, thời gian thử việc sẽ được tính dựa trên ngày làm việc thông thường, bao gồm cả ngày lễ, Tết và ngày nghỉ hàng tuần.

Câu hỏi 2: Nếu người sử dụng lao động không thông báo kết quả thử việc cho người lao động thì bị xử phạt như thế nào?

     Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì nếu một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng lao động không thông báo kết quả thử việc cho người lao động, họ có thể phải chịu mức phạt tiền. Đối với cá nhân, mức phạt có thể từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Trong trường hợp tổ chức vi phạm, mức phạt có thể từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178