Hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp không tuân thủ quy định về việc thành lập Ban kiểm soát. Bài viết này sẽ phân tích những quy định liên quan đến việc thành lập Ban kiểm soát và những hình phạt mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt khi bỏ qua bước quan trọng này.
Thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân được không?
10:32 29/05/2024
Thành viên hợp danh là thành viên chủ chốt của công ty hợp danh vì phải chịu trách nhiệm vô hạn với khoản nợ của công ty, điều này tương tự với chủ doanh nghiệp tư nhân. Vậy thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân được không?
- Thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân được không?
- thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân được không
- Hỏi đáp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
1. Thành viên hợp danh là gì?
Công ty hợp danh bao gồm thường thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh là các đồng chủ sở hữu công ty hợp danh và phải có số lượng ít nhất là 2 thành viên. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm với công ty bằng toàn bộ tài sản của mình. Các thành viên hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân được không?
Theo Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh thì:
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Như vậy, thành viên hợp danh không được mở doanh nghiệp tư nhân để điều hành. Tuy nhiên, nếu nhận được sự đồng ý từ các thành viên hợp danh khác, thì thành viên hợp danh vẫn có thể đồng thời làm chủ doanh nghiệp tư nhân.
3. Vì sao pháp luật hạn chế thành viên hợp danh làm chủ doanh nghiệp tư nhân?
Thành viên hợp danh và chủ doanh nghiệp tư nhân có một điểm chung là sẽ chịu trách nhiệm vô hạn đối với những khoản nợ của công ty, chính vì vậy, khi thành viên hợp danh muốn làm chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ gặp phải những rào cản sau:
- Trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn: Thành viên hợp danh có thể ưu tiên sử dụng tài sản cá nhân để thanh toán cho công ty hợp danh thay vì doanh nghiệp tư nhân của họ hoặc ngược lại, dẫn đến tổn thất cho chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh có thể có mục tiêu kinh doanh khác nhau. Việc thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân có thể khiến họ ưu tiên lợi ích của doanh nghiệp tư nhân hơn so với lợi ích của công ty hợp danh.
- Nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tốt yêu cầu sự tách biệt giữa chủ sở hữu và ban quản trị. Việc thành viên hợp danh đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân vi phạm nguyên tắc này, tăng nguy cơ quản lý yếu kém và lạm dụng quyền lực.
4. Chuyên mục hỏi đáp
Câu hỏi 1. Công ty hợp danh sẽ huy động vốn bằng hình thức nào?
Theo quy định tại Điều 177 và 186 Luật doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Nếu có nhu cầu huy động vốn, công ty sẽ huy động bằng cách nạp thêm thành viên mới, tăng phần vốn góp của mỗi thành viên, tăng giá trị tài sản của công ty hoặc vay vốn của Ngân hàng.
Câu hỏi 2. Ai là người đại diện của công ty hợp danh?
Căn cứ khoản 1 Điều 184 Luật Doanh nghiệp 2020, các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh. Tất cả họ đều được pháp luật quy định quyền đối nhân trong công ty hợp danh để tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh nhân danh công ty hoặc chính mình, điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty.
Bài viết cùng chuyên mục: