Hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp không tuân thủ quy định về việc thành lập Ban kiểm soát. Bài viết này sẽ phân tích những quy định liên quan đến việc thành lập Ban kiểm soát và những hình phạt mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt khi bỏ qua bước quan trọng này.
Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn khi hết thời hạn góp vốn có bị phạt không?
17:37 23/05/2024
Vốn điều lệ là một trong những điều kiện bắt buộc để thành lập doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ để phù hợp với phạm vi, mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, sau khi tăng hoặc giảm vốn điều lệ thì công ty cần thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn. Vậy không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn khi hết thời hạn góp vốn có bị phạt không?
- Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn khi hết thời hạn góp vốn có bị phạt không?
- không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn khi hết thời hạn góp vốn có bị phạt không
- Hỏi đáp luật doanh nghiệp
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
1. Thủ tục điều chỉnh vốn là gì?
Thủ tục điều chỉnh vốn có thể hiểu là quá trình báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về việc thay đổi số vốn của một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp. Điều chỉnh vốn có thể bao gồm hai hình thức chính là tăng vốn hoặc giảm vốn.
2. Những loại hình doanh nghiệp nào cần làm thủ tục điều chỉnh vốn?
Vấn đề điều chỉnh vốn điều lệ được quy định rất cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2020 với từng loại hình doanh nghiệp. Việc đăng ký giảm vốn điều lệ này chỉ xảy ra với các loại hình doanh nghiệp có đăng ký góp vốn như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Việc cam kết góp vốn điều lệ đúng với số vốn đăng ký này nhằm cho thấy được đúng giá trị mà công ty hiện có. Tránh việc khi đăng ký thành lập doanh nghiệp cam kết đăng ký vốn điều lệ ảo để thu hút đối tác, nhà đầu tư một cách bất chính.
3. Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn khi hết thời hạn góp vốn có bị phạt không?
Việc không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn khi hết thời hạn góp vốn được coi là một vi phạm trong đăng ký thành lập doanh nghiệp. Do vậy sẽ phải chịu mức phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP:
Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp
...
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập theo quy định tại cơ quan đăng ký kinh doanh khi đã kết thúc thời hạn góp vốn và hết thời gian điều chỉnh vốn do thành viên, cổ đông sáng lập không góp đủ vốn nhưng không có thành viên, cổ đông sáng lập nào thực hiện cam kết góp vốn;
b) Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thay đổi thành viên góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Như vậy, trường hợp công ty không góp đủ vốn thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn hoặc thay đổi thành viên, cổ đông sáng lập. Nếu quá thời hạn điều chỉnh vốn mà không làm thủ tục thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài bị phạt tiền, công ty vi phạm còn bị buộc phải thay đổi thành viên góp vốn hoặc buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh vốn.
Đây là mức phạt áp dụng đối với tổ chức vi phạm. Trường hợp cá nhân vi phạm thì chịu mức phạt bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức, theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
4. Chuyên mục hỏi đáp
Câu hỏi 1. Vốn điều lệ là gì?
Theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Câu hỏi 2. Vốn điều lệ có thể góp dưới những hình thức nào?
Điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn như sau:
Điều 34. Tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cá nhân, tổ chức có thể góp vốn vào doanh nghiệp dưới những hình thức chính như sau:
- Tiền mặt, vàng;
- Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu trí tuệ;
- Công nghệ và bí quyết kỹ thuật.
- Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam
Bài viết cùng chuyên mục: