• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Soạn thảo đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng BHXH theo quy định pháp luật mới nhất. Nộp đơn khiếu nại đến cơ quan nào theo quy định

  • Soạn thảo đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng BHXH như thế nào
  • Soạn thảo đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng BHXH
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Luật sư cho tôi hỏi công ty tôi không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật. Bây giơ chúng tôi muốn soạn thảo đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng BHXH nhưng chưa biết soạn thảo như thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về soạn thảo đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng BHXH, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vân về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

     Bảo hiểm xã hội bắt buộc là nghĩa vụ bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động. Vậy đóng bảo hiểm xã hội để làm gì? Đóng bảo hiểm xã hội có lợi ích gì?

     Bảo hiểm Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Do đó, người sử dụng lao động và người lao động khi tham gia quan hệ lao động phải thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

1.1 Quy định về việc đóng BHXH cho người lao động

     Hiện nay, trách nhiệm tham gia đóng bảo hiểm xã hội và mức đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp và người lao động được quy định như sau:

     Đối với lao động Việt Nam

    - Với người lao động thông thường:

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN
14%  3% 0% 1% 3% 8%  - - 1% 1.5%
21% 10.5% 

Tổng cộng 31.5%

     - Với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động được hưởng lương từ ngân sách nhà nước:

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN  Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN
14%  3% 0.5% 1% 3% 8%  - - 1% 1.5%
21.5% 10.5% 

Tổng cộng 32% 

     Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì chỉ phải đóng 0,3%.

     Đối với lao động nước ngoài

Người sử dụng lao động Người lao động
BHXH BHTN BHYT BHXH BHTN BHYT
Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN Hưu trí-tử tuất Ốm đau-thai sản TNLĐ-BNN
0 3% 0% 0 3% 0 0 0 0 1.5%
6% 1.5%
Tổng cộng 7.5%

      Lưu ý: Mức đóng với lao động nước ngoài như trên áp dụng đến hết năm 2021, căn cứ theo Điều 12, Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP. Từ 01/01/2022, lao động nước ngoài bổ sung mức đóng

- Người sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.

- Người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất. 

 

1.2. Người lao động phải làm gì khi doanh nghiệp không đóng BHXH

     Trường hợp doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo quy định của pháp luật, người lao động cần làm gì để đảm bảo quyền lợi của mình?

      Điều 118, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định đối với khiếu nại về bảo hiểm xã hội như sau:

Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Người sử dụng lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Như vậy , theo quy định trên khi phát hiện công ty không đóng BHXH cho mình, người lao động cần thực hiện theo trình tự sau:

    Thứ nhất, khiếu nại tới Ban Giám đốc Công ty, tổ chức công đoàn công ty.

     Trong vòng 180 ngày, kể từ ngày biết được công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho mình, người lao động yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu cho mình để xem xét lại hành vi không nộp tiền bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP.

    Thứ hai, khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội

    Trong 30 ngày, kể từ ngày yêu cầu giải quyết, nếu công ty vẫn không đóng hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết của công ty thì người lao động được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

     Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính.

     Thứ ba, yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết (không bắt buộc)

     Trong vòng 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra công ty không đóng BHXH, người lao động được yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải tranh chấp. Tuy nhiên, việc tham gia BHXH gắn liền với quyền lợi của người lao động, chính vì vậy, để bảo vệ người lao động, pháp luật không yêu cầu tranh chấp về BHXH bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Thứ tư, khởi kiện đến Tòa án nhân dân

    Người lao động khởi kiện đến Toà án nhân dân cấp huyện, nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu giải quyết các quyền lợi liên quan trong thời gian làm việc mà không được đóng bảo hiểm khi:

  • Không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Hoà giải không thành;
  • Hết thời hạn mà không được giải quyết khiếu nại, hòa giải;
  • Công ty vẫn không đóng.

2. Mẫu đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng BHXH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

 

                                                                       ……, ngày …… tháng….năm ……

 

ĐƠN KHIẾU NẠI

V/v:................

 

Kính gửi: ……………………………(1)

          Họ và tên: ………………………(2); mã số hồ sơ…………………….(3)

          Địa chỉ: …………………………………………………………………..

          Khiếu nại: ………………………………………………………………(4)

          Nội dung khiếu nại: …………………………………………………….(5)

          …………………………………………………………………………….

          (Tài liệu, chứng cứ kèm theo-nếu có)

 

                                                                             Người khiếu nại

                                                                             (ký và ghi rõ họ tên)

Bạn có thể tải mẫu đơn khiếu nại đầy đủ tại đây: >>> Mẫu đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội

Soạn thảo đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng BHXH

3. Hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng BHXH

     Theo hướng dẫn tại Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 về hình thức khiếu nại, việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Trường hợp người lao động làm đơn khiếu nại cần chú ý ghi rõ các thông tin sau trong đơn khiếu nại bao gồm:

  • Ngày, tháng, năm khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
  • Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
  • Nội dung, lý do khiếu nại.
  • Tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
  • Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

     Theo hướng dẫn tại Thông  tư 07/2014/TT-TTCP của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh thì đơn khiếu nại đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    – Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;

    – Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;

4. Trình tự, thủ tục khiếu nại khi công ty không đóng BHXH

    - Trình tự, thủ tục khiếu nại lần đầu

    Người lao động nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết khiếu nại lần đầu lên người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 237 Bộ luật lao động 2019 thì người có yêu cầu cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lại lời khiếu nại.
  • Tài liệu chứng cứ do bên yêu cầu (bên viết đơn) cung cấp.
  • Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có).
  • Các tài liệu khác có liên quan.

     Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại cùng các tài liệu – chứng cứ đính kèm thì người có thẩm quyền hoặc người được giao trách nhiệm giúp người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thực hiện phân loại, xử lý đơn theo quy định của pháp luật để quyết định việc thụ lý hay không thụ lý đơn. Việc thụ lý đơn phải được thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người đại diện. 

     Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý đơn. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết không quá 45 ngày, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

     - Trình tự, thủ tục khiếu nại lần hai trở đi

    Khoản 3 Điều 119 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 quy định trường hợp người sử dụng lao động đã giải quyết đơn khiếu nại nhưng người lao động cảm thấy không hài lòng với kết quả giải quyết khiếu nại hoặc người lao động đã nộp đơn khiếu nại ở cơ quan quản lý về lao động cấp huyện mà cơ quan quản lý nhà nước về lao động giải quyết không thỏa đáng thì người lao động có thể nộp đơn khiếu nại bảo hiểm xã hội yêu cầu Tòa án nhân dân nơi doanh nghiệp đặt trụ sở để bảo vệ quyền lợi của mình hoặc nộp đơn lên cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh yêu cầu giải quyết khiếu nại.

    Sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh vụ việc, đối thoại, hòa giải và đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà người có thẩm quyền vẫn không giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Khi nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết khiếu nại lần hai, người có yêu cầu cần nộp các giấy tờ gồm:

  • Đơn khiếu nại hoặc biên bản ghi lời khiếu nại;
  • Tài liệu, chứng cứ do các bên yêu cầu cung cấp;
  • Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
  • Biên bản tổ chức đối thoại;
  • Quyết định giải quyết khiếu nại lần một;
  • Các tài liệu khác có liên quan.

    Sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai của người có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét các giấy tờ mà người có yêu cầu giải quyết khiếu nại đã nộp từ đó tiến hành xác minh nội dung khiếu nại, tổ chức đối thoại, từ đó đưa ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai. 

     Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

      Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

5. Dịch vụ tư vấn soạn thảo đơn khiếu nại

    Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ tư vấn soạn thảo đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên, bao gồm:

  • Tư vấn trình tự, thủ tục liên quan đến soạn thao đơn khiếu nại;
  • Tư vấn về thẩm quyền giải quyết đơn khiếu nại;
  • Đại diện cho khách hàng soạn thảo và nộp đơn khiếu nịa đến cơ quan có thẩm quyền;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục khởi kiện khi không được giải quyết khiếu nại hoặc kết quả giải quyết khiếu nại không thỏa đáng;
  • Cung cấp cho khách hàng mẫu đơn khiếu nại ngắn gọn, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

Để được cung cấp dịch vụ Quý khách hàng có thể liên hệ theo một trong các cách thức sau đây:

  • Liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006500;
  • Gửi yêu cầu được cung cấp dịch vụ về địa chỉ email: lienhe@luattoanquoc.com;
  • Liên hệ trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật Toàn Quốc: số 463 Hoàng Quốc Việt, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

6. Hỏi đáp về soạn thảo đơn khiếu nại khi doanh nghiệp không đóng BHXH

   Câu hỏi 1: Luật sư cho tôi hỏi, hiện nay tôi đang làm việc cho công ty theo hợp đồng lao động có thời hạn là 3 năm, tôi có thể thỏa thuận với công ty để không đóng bảo hiểm xã hội có được không?

    Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng đóng BHXH bắt buộc, trong đó có người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó, bạn thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng BHXH dù muốn hay không.

    Do đó, bạn và doanh nghiệp không thể thỏa thuận về việc không đóng BHXH bắt buộc.

     Ngoài ra, NLĐ thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc không đóng BHXH sẽ bị xử phạt theo Điều 39 Nghị định 12/2022/ND-CP như sau:

     Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

Câu hỏi 2: Khi doanh nghiệp không đóng BHXH, người lao động có thể thực hiện khiếu nại bằng những hình thức nào?

Trả lời:

     Trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, người lao động có thể thực hiện khiếu nại theo trình tự phân tích ở trên. Cả hai lần khiếu nại, người lao động đều có thể khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn.

    Đồng thời, người lao động cũng cần lưu ý nên thực hiện khiếu nại đích danh. Nếu khiếu nại nặc danh thì có thể đơn khiếu nại sẽ không được giải quyết, vì người giải quyết khiếu nại sẽ không biết phải gửi văn bản trả lời giải quyết khiếu nại đến ai.

    Đơn cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt và được người khiếu nại, người tố cáo, người kiến nghị, phản ánh ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ, chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn; Đơn khiếu nại phải ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị khiếu nại, nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại; Đối với trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung thì trong đơn phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người khiếu nại và có văn bản cử người đại diện; Đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh; Đơn chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận đơn xử lý theo quy định của pháp luật hoặc đã được xử lý nhưng người khiếu nại, được quyền khiếu nại  tiếp theo quy định của pháp luật.

Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./. 

Chuyên viên: Nguyễn Kiều  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178