• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Bộ Luật Dân sự 2015 xác định khi quyền dân sự của cá nhân ,.. phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định ...

  • Các phương thức bảo vệ quyền dân sự theo Bộ luật dân sự 2015
  • phương thức bảo vệ quyền dân sự
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ QUYỀN DÂN SỰ

Kiến thức của bạn:

      Các phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015

Câu trả lời:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:    

     Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Bộ Luật Dân sự 2015 xác định khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể có thể thực hiện biện pháp tự bảo vệ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức  bảo vệ quyền dân sự 

Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.

2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.

3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.

4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.

5. Buộc bồi thường thiệt hại.

6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.

    Thứ nhấtcông nhận, tôn trọng, bảo vệ và đảm bảo quyền dân sự của mình.

    Theo đó, cá nhân, pháp nhân nếu phát hiện quyền dân sự của mình bị vi phạm thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận, tôn trọng và thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền dân sự của mình một cách hợp pháp nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của mình.

     Thứ hai, buộc chấm dứt hành vi vi phạm:

    Đây là biện pháp hầu hết các chủ thể thực hiện đầu tiên khi phát hiện có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của mình bằng việc yêu cầu các bên có hành vi vi phạm buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm( ví dụ: Buộc phải chấm dứt hành vi nói xấu, bịa đặt, xuyên tạc các thông tin nhằm gây mất uy tín, danh dự cá nhân).

     Thứ ba, buộc xin lỗi, cải chính công khai:

    Là việc yêu cầu các chủ thể có hành vi vi phạm thực phải xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đính chính lại những thông tin sai lệch, khôi phục lại danh dự, uy tín cho chủ thể bị xâm phạm.

     Thứ tư, buộc thực hiện các nghĩa vụ:

    Là việc yêu cầu bên chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện đúng theo những nghĩa vụ mà hai bên đã giao kết, xác lập trong hợp đồng, biên bản thỏa thuận, giấy xác nhận,…và đã được các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền chứng minh là đúng ( ví dụ: Buộc trả lại tài sản đã mượn khi đã hết thời hạn mượn, buộc trả tiền thuê nhà theo đúng hạn thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài sản…)

     Thứ năm, buộc bồi thường thiệt hại.

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có thiệt hại xảy ra: thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần. Pháp luật không quy định cụ thể mức bồi thường nên hai bên sẽ căn cứ vào những thiệt hại thực tế xảy ra và điều kiện kinh tế của mỗi bên để thỏa thuận khoản bồi thường.

     Thứ sáu, hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

    Việc hủy quyết định của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền phải do một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện.

      Thứ bảy, các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.

      Trường hợp quyền dân sự bị vi phạm hoặc có tranh chấp thì phương thức bảo vệ quyền dân sự được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài

      Phương thức bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong những trường hợp luật định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.

     Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định về áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ  và lẽ công bằng được áp dụng để xem xét, giải quyết vụ việc (Điều 12 và Điều 14).

     Đây là điểm mới nổi bật so với BLDS năm 2005 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, phù hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Đây là quy định tiến bộ, đã xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc giải quyết mọi tranh chấp trong nhân dân, góp phần bảo đảm ổn định trật tự xã hội.

     Trên đây là ý kiến của chúng tôi về những phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định mới của Pháp luật dân sự, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật Dân Sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật Sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc qua email lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.

       Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.

        Trân trọng./.

Liên kết ngoài  tham khảo:

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178