• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bị coi là đồng phạm khi nào..những căn cứ pháp lý quy định hành vi phạm tội của người phạm tội bị coi là đồng phạm

  • Bị coi là đồng phạm khi nào
  • Bị coi là đồng phạm khi nào
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

BỊ COI LÀ ĐỒNG PHẠM KHI NÀO

     Bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về đồng phạm như: đồng phạm là gì; bị coi là đồng phạm khi nào; có những loại đồng phạm nào; hình phạt đối với đồng phạm như thế nào... đây là câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm vì vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp toàn bộ các quy định pháp luật về đồng phạm.

1. Đồng phạm là gì? Phân loại đồng phạm

     Tại Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:

Khái niệm đồng phạm: Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

     Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức. 

  • Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
  • Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
  • Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Phân loại đồng phạm: Có hai loại đồng phạm là: đồng phạm giản đơn và đồng phạm có tổ chức

  • Đồng phạm giản đơn: là tất cả những người cùng thực hiện một tội phạm đều là người thực hành
  • Đồng phạm có tổ chức là đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm

THẾ NÀO LÀ ĐỒNG PHẠM

2. Phân tích yếu tố cấu thành đồng phạm

2.1 Về mặt khách quan

     Có từ hai người trở lên và những người này có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm (gồm tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, từ đủ 14 tuổi tới dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, không thuộc một trong số các trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 13 bộ luật hình sự; và đồng thời người này đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể).

     Những người này phải cùng thực hiện tội phạm (cố ý cùng thực hiện). Cùng thực hiện tội phạm của đồng phạm có nghĩa là người đồng phạm phải tham gia vào tội phạm với một trong bốn tư cách: người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.

     Trong đó:

  • Hành vi thực hiện tội phạm: người có hành vi này được gọi là người thực hành. Những người này có thể tự mình thực hiện tội phạm hoặc không tự mình thực hiện hành vi phạm tội mà có hành động cố ý tác động đến người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm; tuy nhiên người bị tác động lại không phải chịu trách nhiệm hình sự vì: họ là người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do luật định; họ không có lỗi hoặc chỉ có lỗi vô ý do sai lầm; họ được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần.
  • Hành vi tổ chức thực hiện tội phạm: tổ chức thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm, là người có vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều khiển hoạt động của nhóm đó, có thể là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được coi là người tổ chức. Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng, hoặc động của nhóm đồng phạm; chủ mưu có thể trực tiếp thực điều khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể không. Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm. Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có vũ trang hoặc bán vũ trang.
  • Hành vi xúi giục người khác thực hiện tội phạm: được mô tả trong cấu thành tội phạm nêu trên, người này được coi là người xúi giục. Đặc điểm của người xúi giục là tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến người này phạm tội. Hành vi xúi giục phải trực tiếp, nghĩa là kẻ xúi giục phải nhằm vào một hoặc một số người nhất định. Việc kêu gọi, hô hào mà không hướng tới những người xác định thì không phải là hành vi xúi giục.
  • Hành vi giúp sức người khác như tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. Người có hành vi này được coi là người giúp sức. Thông thường hành vi giúp sức được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động. Giúp sức về mặt vật chất có thể là cung cấp công cụ, phương tiện hoặc khắc phục những trở ngại…để tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm được dễ dàng, thuận lợi hơn. Giúp sức về tinh thần có thể là những hành vi cung cấp những gì tuy không có tính vật chất nhưng cũng tạo cho người thực hành điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực hiện hành vi phạm tội như chỉ dẫn, góp ý kiến, cung cấp tình hình…

     Nếu không có một trong số các hành vi này thì không thể được coi là cùng thực hiện và không thể là người đồng phạm được.

     Cần lưu ý: trong vụ đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi tham gia nhưng cũng có thể chỉ có một hoặc một vài hành vi. Người đồng phạm có thể tham gia với một loại hành vi nhưng cũng có thể tham gia với nhiều loại hành vi khác nhau. Hậu quả của tội phạm là kết quả chung do hoạt động của tất cả những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại. Giữa hành vi của mỗi người và hậu quả của tội phạm đều có quan hệ nhân quả. Hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả còn hành vi của những người khác (xúi giục, tổ chức, giúp sức) thông qua hành vi của người thực hành mà gây ra hậu quả.

2.2 Về mặt chủ quan

  • Dấu hiệu về lỗi: đồng phạm đòi hỏi những người cùng thực hiện tội phạm đều có lỗi cố ý. Mỗi người đồng phạm không chỉ cố ý với hành vi của mình mà còn biết và mong muốn sự cố ý tham gia của những người đồng phạm khác. Về mặt lí trí, mỗi người đều biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi nguy hiểm cho xã hội cùng với mình; mỗi người đồng phạm còn thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện. Về ý chí, những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả phát sinh. Tuy nhiên, cần phân biệt những trường hợp không mong muốn có sự liên kết hành vi để cùng gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng lại có cùng hành vi phạm tội thì không thể là đồng phạm được.
  • Dấu hiệu mục đích: dấu hiệu cùng mục đích trong trường hợp đồng phạm những tội có mục đích là dấu hiệu bắt buộc. Những tội đòi hỏi có cùng mục đích khi đồng phạm thực hiện tội phạm có nghĩa là khi những người tham gia đều có chung mục đích được phản ánh trong cấu thành tội phạm hoặc biết rõ và tiếp nhận mục đích đó. Nếu không thỏa mãn cũng mục đích sẽ không có đồng phạm. Trong trường hợp này những người tham gia sẽ chịu trách nhiệm hình sự độc lập với nhau.
BỊ COI LÀ ĐỒNG PHẠM KHI NÀO

3. Xác định yếu tố trong đồng phạm

     Có thể xác định các yếu tố trong đồng phạm bao gồm:

Xác định yếu tố bàn bạc: bàn bạc trong đồng phạm có thể bao gồm việc lên kế hoạch thực hiện tội phạm, phân công, xác định mục đích, đối tượng để thực hiện tội phạm… Việc xác định hành vi bàn bạc trong đồng phạm được xem xét trong tất cả các tội phạm.

Xác định mục đích thực hiện tội phạm: Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc xác định đồng phạm. Trong việc thực hiện tội phạm đồng phạm thì việc giữa những người này có chung đích đến, điểm đến để thực hiện. Nếu mục đích là dấu hiệu bắt buộc thì chỉ khi đồng phạm cùng mục đích hay chấp nhận mục đích của nhau. Nếu mục đích không là dấu hiệu bắt buộc thì không cần đặt ra có cùng mục đích hay không.

     Việc xác định mục đích để xem xét yếu tố đồng phạm áp dụng trong tất cả các tội phạm đặc biệt trong một số tội như tội giết người Điều 123; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe người khác Điều 134; tội trộm cắp tài sản Điều 173; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174; tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 175; tội buôn lậu Điều 188…

Xác định hành vi thúc đẩy: Theo Từ điển Tiếng Việt thì thì “Thúc đẩy là kích thích, tạo điều kiện, động lực cho hoạt động, phát triển mạnh hơn theo một hướng nhất định nào đó”, như vậy, hành vi được xem là thúc đẩy khi hành vi đó phải là hành vi xảy ra sau và hành vi đó phải tác động trực tiếp lên chỗ mà hành vi trước đó đã gây ra và nó góp phần cho việc gây ra hậu quả cuối cùng. Tuy nhiên việc xác định hành vi thúc đẩy để xem xét yếu tố đồng phạm không phải áp dụng đối với tất cả các tội phạm mà hành vi thúc đẩy có thể xác định đối với một số tội trong nhóm tội xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng con người như tội giết người Điều 123, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe của người khác…

     Xác định đối tượng trong đồng phạm: đối tượng chính là những gì cụ thể để con người tác động vào. Đối tượng trong đồng phạm là cái để các đối tượng thực hiện hành vi tội phạm tác động vào. Việc xác định đối tượng trong đồng phạm có thể đồng thời kết hợp trong các yếu tố xác định đồng phạm khác như mục đích, hành vi thúc đẩy, hành vi tiếp nhận ý chí.

Xác định hành vi tiếp nhận ý chí: Tiếp nhận ý chí là giữa những người phạm tội này không cần bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện tội phạm song vẫn có thể thực hiện được hành vi phạm tội. Tiếp nhận ý chí là sự ăn ý hiểu ý giữa những người thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi tiếp nhận ý chí đó hình thành trong ý thức của người tiếp nhận, tuy nhiên hành vi tiếp nhận ý chí đó được coi là đồng phạm khi mà người tiếp nhận ý chí đó có những hành vi để giúp cho việc thực hiện tội phạm. Hành vi tiếp nhận ý chí trong đồng phạm có thể xác định trong tất cả các loại tội phạm.

Lưu ý: Hành vi tiếp nhận ý chí nếu diễn ra sau khi hành vi của người thực hành đã thực hiện xong thì không phải là đồng phạm.

     Bài viết tham khảo:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về bị coi là đồng phạm khi nào

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về đồng phạm hoặc các vấn đề khác mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

     Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178