• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

*Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo: được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản...hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật..

  • Thủ tục, hồ sơ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
  • mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO

Kiến thức của bạn:

        Thủ tục, hồ sơ thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Kiến thức của luật sư: Cơ sở pháp lý:

Nội dung câu trả lời:

         Theo khoản 22, 23 điều 3, Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau :

"22. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con. 23. Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác."

       Theo đó mang thai hộ thể hiện sự nhân đạo, tính nhân văn sâu sắc, được xã hội đồng thuận. Bởi đó là nguyện vọng chính đáng, là sự thỏa thuận, tự nguyện giữa các bên.

Đối tượng áp dụng mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cá nhân là người nước ngoài thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ tại Việt Nam.

Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

  • Thứ nhất, việc mang thai hộ vì mục đích nhân phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản .

  • Thứ hai, vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau:

- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm: Bệnh viện Phụ sản trung ương, Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ thành phố Hò Chí Minh.

- Vợ chồng đang không có con chung

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

  • Thứ ba, người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ. Bao gồm: anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì của họ; anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác me, cùng mẹ khác cha với họ.

- Đã từng sinh con và chỉ mang thai hộ một lần;

- Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

- Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

Hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

        Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm:

  1. Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu 04 ban hành kèm theo Nghị Định 10/2015.
  2. Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vi mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị Định 10/2015.
  3. Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào;
  4. Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận.
  5. Bản xác nhận của cơ sở khám chữa bện được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;
  6. Bản xác nhận của cơ sở khám chữa bện được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai , đáp ứng quy định đối với người nhận phôi:có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không, đag mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; khong bị bẹnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc các bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
  7. Bản xác nhận của UBND xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này.
  8. Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trong trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.
  9. Bản xác nhận nội dung tư vấn y tế của bác sỹ sản khoa
  10. Bản xác nhận nội dung tư vấn tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;
  11. Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;
  12. Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 10/2015. Nội dung cơ bản của thỏa thuận:
  • Thông tin đầy đủ của các bên theo các điều kiện có liên quan theo quy định tại Điều 95, Luật Hôn nhân và gia đình.
  • Cam kết thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại Đ 97, 98 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa; hỗ trợ để đảm bảo sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thời gian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên mang thai hộ, quyền và nghĩa vụ của hai bê đối với con trong trường hợp con chưa được giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liên quan.
  • Trách nhiêm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm cam kết theo thỏa thuận.

Lưu ý:

  • Bản thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng.
  • Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải được lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý.
  • Trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sin sản thì thỏa thuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tế này.

Thời hạn giải quyết:

  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật, cở sở được cho phép thực hiện mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do

           Trên đây là những quy định của pháp luật chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hôn nhân miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.

         Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.

Liên kết tham khảo:

   

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178