• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

cho vay nặng lãi... quá 05 lần lãi suất quy định ..... điều 468 bộ luật dân sự,... hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù có thời hạn từ 06 tháng ...

  • Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự có phạm tội không?
  • cho vay nặng lãi
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHO VAY NẶNG LÃI CÓ PHẠM TỘI KHÔNG

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: mẹ tôi cho một người vay 100tr từ năm 2017 đến nay năm 2020 với lãi 2tr/tháng. Người này đóng lãi được 3 tháng từ đó đến nay không đóng lãi, mẹ tôi đòi gốc cũng chưa trả. Nếu đưa ra pháp luật mẹ tôi có bị tội cho vay nặng lãi không?

Cơ sở pháp lý:

1. Phân tích yếu tố cấu thành tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự

Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

      Theo BLHS 2015, quy định về tội cho vay nặng lãi

   

Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

     Như vậy, cấu thành tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự:

1.1 Chủ thể của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:

      Là người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự

1.2 Khách thể của  tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:

      Hoat động quản lý của nhà nước trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ

1.3 Mặt chủ quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

  • Người phạm tội đã thực hiện hành vi cho vay nặng lãi và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên

      Vậy thế nào là cho vay nặng lãi?

Điều 468. Lãi suất

     1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

     Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

     Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

     Như vậy, hành vi cho vay với mức lãi suất vượt quá 100 % khoản tiền vay và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên thì sẽ bị xử lý hình sự

  • Người phạm tội cho vay với mức lãi suất quá 05 lần mức lãi suất cao nhất, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

1.4 Mặt chủ quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:

     Lỗi cố ý trực tiếp

1.5 Hình phạt của  tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

  • Hình phạt chính: Người phạm tội có thể bị phạt tiền cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

     Kết luận: Thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan hoạt động cho vay, thuê, cầm cố tài sản với lãi suất cao, không có sự bảo đảm của pháp luật dạng "Tín dụng đen" diễn biến phức tạp... Các bên cho vay và đi vay nên tuân thủ pháp luật, tránh trường hợp rủi ro khi xảy ra tranh chấp

2. Cho vay lãi 2%/1 tháng có phạm tội hình sự không?

     Theo quy định trên, lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. 

     Mẹ bạn cho vay 100 triệu với lãi là 2 triệu/ tháng (tức là 24 triệu/năm), vậy lãi suất mẹ bạn cho vay là 24%/năm. Với mức lãi suất này, mẹ bạn cho vay đã vượt mức lãi suất pháp luật quy định. 

     Như vậy, với trường hợp bạn nêu mức lãi suất cho vay là 24%/ năm, chưa vượt quá từ 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất do đó chưa có căn cứ xử lý hình sự theo quy định tại ĐIều 201 đã nêu trên.

     Tuy nhiên, mức lãi suất này đã vi phạm quy định về lãi suất trong hợp đồng vay trong pháp luật dân sự do đó nếu đưa ra pháp luật  thì tòa án sẽ không công nhận mức lãi suất vượt quá 1,67% và điều chỉnh về mức lãi suất cơ bản.

Liên hệ Luật sư tư vấn về cho vay nặng lãi:

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về hội nghị bất thường nhà chung cư mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về Hội nghị bất thường nhà chung cư. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn!

Chuyên viên: Hạnh Dung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178