• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định pháp luật: Căn cứ theo điều 9 Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn điều kiện...

  • Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định pháp luật
  • xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XÉT THĂNG HẠNG CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CỦA VIÊN CHỨC

Kiến thức của bạn:

    Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức theo quy định pháp luật?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Thông tư 12/2012/TT-BNV Thông tư quy định về chức danh nghề nghiệp và thay đi chức danh nghề nghiệp đi với viên chức
  • Luật viên chức 2010
  • Nghị định số 29/2012/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức

Nội dung tư vấn :

   1. Tiêu chuẩn điều kiện đăng ký dự thi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức.

   Căn cứ theo điều 9 Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định về tiêu chuẩn điều kiện đăng ký dự thi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức:

   Viên chức được đăng ký dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

  • Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu;
  • Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
  • Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn hạng hiện giữ trong cùng ngành, lĩnh vực;
  • Đáp ứng các yêu cầu khác do Bộ quản lý viên chức chuyên ngành quy định.

   2. Hồ sơ đăng ký dự thi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức.

   Căn cứ theo điều 10 Thông tư 12/2012/TT-BNV quy định:

   Thứ nhất, hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức bao gồm.

  • Đơn đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
  • Bản sơ yếu lý lịch của viên chức theo Mu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có xác nhận của cơ quan sử dụng hoặc quản lý viên chức;
  • Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu cơ quan sử dụng viên chức không giữ chức vụ quản lý hoặc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức quản lý;
  • Bản sao văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp đăng ký dự thi hoặc xét được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
  • Các yêu cầu khác theo quy định về tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp mà viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng.

   Thứ hai, việc lưu giữ, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức được thực hiện như sau.

  • Đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I, hồ sơ của viên chức được cử tham dự thi hoặc xét thăng hạng được gửi về Bộ Nội vụ để xem xét, quyết định và lưu giữ, quản lý;
  • Đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III vàtừ hạng III lên hạng II, hồ sơ của viên chức được cử tham dự thi hoặc xét thăng hạng do cơ quan có thẩm quyền cử viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lưu giữ, quản lý.
[caption id="attachment_40636" align="aligncenter" width="416"]xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức[/caption]

   3. Tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức.

   Thứ nhất, đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức t hạng II lên hạng I:

  • Căn cứ kế hoạch tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được Bộ Nội vụ phê duyệt, Bộ quản lý viên chức chuyên ngành lập danh sách viên chức được các cơ quan, đơn vị cử dự thi hoặc dự xét, tổng hợp theo Mu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này và có văn bản gửi về Bộ Nội vụ quyết định danh sách viên chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
  • Bộ Nội vụ thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp để Bộ quản lý viên chức chuyên ngành tổ chức kỳ thi theo quy định. Sau khi thực hiện, kết quả thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp gửi về Bộ Nội vụ để quyết định công nhận kết quả.

   Thứ hai, đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức từ hạng III lên hạng II:

  • Căn cứ kế hoạch tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được Bộ Nội vụ phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét quy định thành lập Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; quyết định danh sách viên chức dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ theo Mu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này và tổ chức thực hiện.
  • Bộ Nội vụ thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức.

    Thứ ba, đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức từ hạng IV lên hạng III.

   Căn cứ quy định phân cấp của các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III theo quy định người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng thi hoặc Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức; quyết định danh sách viên chức dự thi hoặc dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Vụ (Ban) Tổ chức cán bộ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Sau khi thực hiện, báo cáo kết quả về Bộ Nội vụ và cơ quan quản lý viên chức để theo dõi, tổng hợp chung.

   Thứ tư, việc tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các cơ quan khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

   4. Hội đồng thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức.

   Thứ nhất, hội đồng thi hoặc hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quy định thành lập. Hội đồng có 05 hoặc 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 ủy viên kiêm thư ký Hội đồng.

   Thứ hai, hội đồng thi hoặc Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

   Thứ ba, hội đồng thi hoặc Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được sử dụng con dấu, tài khoản của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong thời gian thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.

   Thứ tư, hội đồng có trách nhiệm tổ chức thi hoặc xét theo Quy chế tổ chức thi thăng hạng hoặc Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.

   5. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức.

   Căn cứ theo điều 14 Thông tư 12/2012 quy định về xác định người trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức:

  • Viên chức trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải dự thi đủ các bài thi của các môn thi, trừ những môn được miễn thi theo quy định; có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 55 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 100.
  • Việc xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo Quy chế xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
  • Viên chức không trúng tuyển trong kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định trên không được bảo lưu kết quả cho các kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lần sau.

   6. Bổ nhiệm xếp lương đối với viên chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của viên chức.

   Căn cứ theo điều 15 thông tư 12/2012 quy định:

   Thứ nhất, Căn cứ thông báo của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện như sau:

  • Đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I, căn cứ vào quyết định công nhận kết quả và đề nghị của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức, Bộ Nội vụ quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức hạng I đối với viên chức đã trúng tuyển;
  • Đối với kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng III lên hạng II, căn cứ vào quyết định công nhận kết quả và đề nghị của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức hạng II đối với viên chức đã trúng tuyển. Sau đó, báo cáo kết quả theo Mu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Nội vụ và cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp để theo dõi chung.
  • Căn cứ quy định phân cấp của các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng IV lên hạng III theo quy định người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng quyết định hoặc ủy quyền quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức hạng III đối với viên chức đã trúng tuyển và báo cáo kết quả theo Mu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này về Bộ Nội vụ và cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp để theo dõi chung.

   Thứ hai, việc xếp lương đối với viên chức được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp sau khi trúng tuyển kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

    Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

    Quy định chung về chức danh nghề nghiệp của viên chức

    Quy định về xét tuyển đặc cách viên chức theo quy định pháp luật

 Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178