• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, giải đáp giúp tôi những dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là

  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

Câu hỏi của bạn:

     Luật sư giải đáp giúp tôi những dấu hiệu pháp lý của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm. Xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm:

     Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm được quy định tại Điều 193 Bộ luật hình sự. Dấu hiệu pháp lý của tội này được thể hiện qua các mặt sau: khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

1. Mặt khách thể của tội phạm

     Khách thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế, xâm hại tới các quy định của Nhà nước về quản lý thị trường đối với lương thực, thực phẩm và chất phụ gia.

     Đối tượng của tội phạm này là hàng giả như lương thực, thực phẩm và phụ gia thực phẩm

 

[caption id="attachment_100895" align="aligncenter" width="417"]Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm[/caption]

2. Mặt khách quan của tội phạm

     Mặt khách quan của tội phạm được biểu hiện ở hành vi làm ra sản phẩm là lương thực thực phẩm, phụ gia thực phẩm có kiểu dáng, nhãn mác như kiểu dáng, nhãn mác của hàng hóa do một cơ sở sản xuất khác đã đăng kí kinh doanh và được chấp nhận bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Người phạm tội có thể tạo ra hoàn chỉnh một sản phẩm hoặc một phần của sản phẩm giả với chất lượng thấp hơn, ngang bằng hay tốt hơn hàng thật đã được đăng kí chất lượng. Bên cạnh đó là hành vi buôn bán hàng giả là lương thực thực phẩm và phụ gia thực phẩm, mua đi bán lại thu lời bất chính. Người phạm tội chỉ cần có hành vi mua hàng giả để bán kiếm lời cũng cấu thành tội buôn lậu hàng giả, không cần thực hiện hết cả hai hành vi mua - bán hàng giả.

     Thỏa mãn những hành vi nêu trên, đã cấu thành tội phạm không đòi hỏi thêm các dấu hiệu: về số lượng, giá trị hàng hóa hoặc các dấu hiệu về nhân thân như các tội phạm khác

3. Chủ thể và chủ quan của tội phạm 

     Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm là công dân Việt Nam, người nước ngoài có đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tội phạm được thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp và có động cơ kiếm lời bất chính.

4. Trách nhiệm hình sự của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

"1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 9.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm."

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 1900 6178 để được Luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178