• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tội cản trở giao thông đường thủy được quy định tại điều 213 tội cản trở giao thông đường thủy là hành vi cản trở như Khoan, đào trái phép làm hư hại...

  • Tội cản trở giao thông đường thủy theo BLHS năm 1999 sửa đổi 2009
  • tội cản trở giao thông đường thủy
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TỘI CẢN TRỞ GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY

 Câu hỏi của bạn:

   Quy định của pháp luật về tội cản trở giao thông đường thủy theo BLHS năm 1999 sửa đổi 2009

Câu trả lời:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Nội dung tư vấn      Điều 8 BLHS 1999 quy định:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Điều 213. Tội cản trở giao thông đường thủy

  1. Người nào có một trong các hành vi sau đây cản trở giao thông đường thuỷ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ;

b) Tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thuỷ mà không đặt và duy trì báo hiệu;

c) Di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu;

d) Tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thuỷ;

đ) Lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thuỷ;

e ) Hành vi khác cản trở giao thông đường thủy.

  1. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  2. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
  3. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền  từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm

Bị kết án về tội này nếu đầy đủ các dấu hiệu sau:

1.Chủ thể của tội cản trở giao thông đường thủy

  • Là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

2.Khách thể của tội cản trở giao thông đường thủy

  • Xâm phạm các quy định của Nhà nước về an toàn giao thông đường thủy gây thiệt hại đến tình mạng hoặc thiệt hại đến tài sản của công dân,của nhà nước, cơ quan tổ chức

3.Mặt khách quan của tội cản trở giao thông đường thủy

  • Hành vi:
    • Khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thuỷ : như lấy đất đá ở bến cảng, bồi lấp lòng sông hồ,  trên tuyến giao thông đường thủy
    • Tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy mà không đặt và duy trì báo hiệu như đỗ tàu, thuyền, cảng, mảng hoặc căng dây, bắc cầu… không có biển báo
    • Di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu;
    • Tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy;
    • chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy;
    • Hành vi khác cản trở giao thông đường thủy.
[caption id="attachment_13394" align="aligncenter" width="280"]Tội cản trở giao thông đường thủy theo BLHS năm 1999 sửa đổi 2009 Tội cản trở giao thông đường thủy theo BLHS năm 1999 sửa đổi 2009[/caption]
  • Hậu quả: gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khá

4.Mặt chủ quan của tội cản trở giao thông đường thủy

  • Lỗi : vô ý ( thông thường do quá tự tin). Người phạm tội nhận thức được rằng hành vi điều động người không đủ điều kiện là trái các quy định về giao thông đường thủy nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra

5.Hình phạt của tội cản trở giao thông đường thủy

  • Khung 1: bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm năm.
  • Khung 2 : bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.
  • Khung 3: bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm
  • Khung 4: bị phạt tiền  từ năm triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

         Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7 : 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của bạn.Chúng tôi luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178