• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục ly hôn đơn phương có cần phải hòa giải không? Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở, hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc, kể cả khi...

  • Thủ tục ly hôn đơn phương có cần phải hòa giải không?
  • ly hôn đơn phương có cần phải hòa giải không
  • Hỏi đáp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG CÓ CẦN PHẢI HÒA GIẢI KHÔNG?

Câu hỏi  của bạn:  

     Thủ tục ly hôn đơn phương có cần phải hòa giải không?

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn

1. Thời gian ly hôn đơn phương mất bao lâu?

      Quyết định ly hôn là một quyết định khá khó khăn đối với nhiều cặp vợ chồng, sự đổ vỡ trong hôn nhân là điều không ai mong muốn, nhưng khi tình trạng hôn nhân ở mức trầm trọng thì ly hôn là phương án cuối cùng. Khi ly hôn, ai cũng mong muốn làm thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng và thuận lợi để kết thúc sớm, tránh phiền phức mệt mỏi cho cả đôi bên.

     Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương thông thường là 5 tháng. Trong đó, thời gian chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, thời gian mở phiên tòa là 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

     Trong trường hợp, vụ án ly hôn có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian giải quyết là 8 tháng. Trong đó thời gian chuẩn bị xét xử là 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, thời gian mở phiên tòa là 02 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Thủ tục ly hôn đơn phương có cần phải hòa giải không?

     Điều 52. Khuyến khích hòa giải tại cơ sở: “Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.

     Theo quy định này, thì hòa giải ở cơ sở là thủ tục không bắt buộc. Nếu các bên muốn giải quyết nhanh chóng không nhất thiết phải qua hòa giải cơ sở, đương sự có quyền nộp đơn ly hôn trực tiếp cho Tòa án.

     Ngoài ra, điều 54 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 cũng chỉ rõ: “Sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo thủ tục tố tụng dân sự”.

     Khác với hoạt động hòa giải ở cơ sở, hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc, kể cả khi hai bên thuận tình ly hôn. Tuy nhiên, tại điều 206 và điều 207 BLTTDS 2015 có quy định về những vụ án dân sự không được hòa giải và những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được cụ thể như sau:

Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải

  1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
  2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

  1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
  2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
  3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
  4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

     Tại khoản 2 điều 208 BLTTDS 2015 quy định trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của BLTTDS 2015 này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.

Bài viết tham khảo:

      Để được tư vấn chi tiết về thủ tục ly hôn đơn phương có cần phải hòa giải không?, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178