• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Rủi ro từ hoạt động đầu tư trong bảo hiểm xã hội xử lý thế nào: Căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội, thì hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội....

  • Rủi ro từ hoạt động đầu tư trong bảo hiểm xã hội xử lý thế nào
  • rủi ro từ hoạt động đầu tư trong bảo hiểm
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

RỦI RO TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG BẢO HIỂM XÃ HỘI

Kiến thức của bạn:

     Rủi ro từ hoạt động đầu tư trong bảo hiểm xã hội xử lý thế nào theo quy định pháp luật ?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật lao động năm 2012.
  • Nghị định 05/2015/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động 2012
  • Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Nghị định 30/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Nội dung tư vấn :

   Căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội, thì hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam quản lý thì xử lý rủi ro từ hoạt động đầu tư trong bảo hiểm xã hội được căn cứ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và nghị định 30/2016.

Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và thu hồi được vốn đầu tư.

rui-ro-tu-hoat-dong-dau-tu-trong-bao-hiem-xa-hoi

   Các hình thức đầu tư được quy định tại điều 4 Nghị định 30/2016:

   Điều 4. Các hình thức đầu tư

"1. Hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện thông qua các hình thức theo thứ tự ưu tiên như sau:

a) Mua trái phiếu Chính phủ;

b) Cho ngân sách nhà nước vay;

c) Gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng thương mại có chất lượng hoạt động tốt theo xếp loại tín nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

d) Cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội vay theo hình thức mua trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do các ngân hàng này phát hành;

đ) Đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Việc đầu tư vào hai hình thức quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này chỉ áp dụng đối với quỹ bảo hiểm thất nghiệp; số tiền đầu tư vào hai hình thức này không được vượt quá 20% số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp của năm trước liền kề.

3. Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về các hình thức đầu tư và cơ cấu đầu tư của các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam."

   Trong hình thức nào cũng đều có thể có rủi ro, chính vì vậy cần phải có phương án xử lý rủi ro như thế nào, được quy định tại điều 

   Điều 13. Xử lý rủi ro trong hoạt động đầu tư

"1. Phạm vi xử lý rủi ro:

a) Các Khoản đầu tư vào hình thức gửi tiền; mua trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tin gửi tại các ngân hàng thương mại bị rủi ro do ngân hàng thương mại gặp rủi ro theo quy định của pháp luật;

b) Các Khoản đầu tư vào các dự án quan trọng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ bị rủi ro do chủ đầu tư gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng gồm thiên tai, hỏa hoạn, địch họa.

2. Biện pháp xử lý rủi ro:

a) Gia hạn nlà việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ số tiền đầu tư khi đến hạn thu hồi trong thời gian tối đa không quá 03 năm, tùy theo từng trường hợp cụ thể;

b) Khoanh nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ tiền đầu tư và tiền lãi phát sinh khi đến hạn thu hồi trong thời gian nhất định và không tính lãi đối với số tiền (gốc) chưa thu trong thời gian được khoanh nợ; thời hạn khoanh nợ tối đa không quá 03 năm;

c) Xóa lãi là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam không thu một phần hoặc toàn bộ tiền lãi đầu tư của bên có liên quan khi đến hạn thanh toán;

d) Bán nợ là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam chuyển giao quyền chủ nợ đối với Khoản đầu tư bị rủi ro cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ, được thực hiện theo quy định của pháp luật về mua, bán nợ. Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng, trong đó xác định rõ giá bán nợ, chuyển quyền chủ nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ và các thỏa thuận khác có liên quan. Trường hợp số tiền thu được của bên mua nợ nhỏ hơn số tin bị rủi ro (nếu có), thì số chênh lệch này được xử lý theo quy định tại Điểm đ Khoản này;

đ) Xóa gốc là việc Bảo hiểm xã hội Việt Nam không thu một phần hoặc toàn bộ tiền gốc đầu tư của bên có liên quan. Nguồn bù đắp xóa nợ được trích từ quỹ dự phòng rủi ro theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

3. Nguyên tắc xử lý rủi ro:

a) Khoản đầu tư được thực hiện theo đúng thẩm quyền và phương thức đầu tư quy định tại Nghị định này;

b) Có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh Khoản đầu tư bị rủi ro do nguyên nhân khách quan làm thiệt hại một phn hoặc toàn bộ vn đầu tư (tin gốc, lãi);

c) Việc xử lý rủi ro được xem xét đối với từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nguyên nhân dẫn đến rủi ro, mức độ rủi ro, đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý, đúng trình tự và quy định của pháp luật;

d) Một Khoản đầu tư bị rủi ro có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp xử lý rủi ro quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Thẩm quyền xử lý rủi ro:

a) Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp gia hạn nợ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp khoanh nợ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;

c) Thủ tưng Chính phủ xem xét, quyết định xử lý đối với trường hợp xóa lãi, bán nợ, xóa nợ quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

5. Khi xảy ra rủi ro dẫn đến vốn đầu tư không thu hồi đúng hạn hoặc không có khả năng thu hồi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện như sau:

a) Phải kịp thời báo cáo Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan có liên quan để xác minh, đánh giá mức độ thiệt hại, tổn thất về tài sản và lập hồ sơ đề nghị xử lý;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế và cơ quan có liên quan thẩm định, đề xuất các biện pháp xử lý đtrình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định."

   Vậy khi gặp sự cố từ do ngân hàng thương mại gặp rủi ro hoặc do chủ đầu tư gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng gồm thiên tai, hỏa hoạn, địch họa từ việc đầu tư thì sẽ có những biện pháp xử lý rủi ro như khoanh nợ, gia hạn nợ, xóa lãi, bán nợ hoặc xóa gốc, tùy vào từng trường hợp mà áp dụng biện pháp nào.

   Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178