• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quy định chung của pháp luật về hoạt động thanh tra Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra ...

  • Quy định chung của pháp luật về hoạt động thanh tra
  • hoạt động thanh tra
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quy định chung của pháp luật về hoạt động thanh tra

Kiến thức của bạn:

     Khái quát chung về hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật hiện hành

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn  

     Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện.

hoat-dong-thanh-tra      Điều 4 Luật Thanh tra quy định cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm:

Điều 4. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

1. Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm:

a) Thanh tra Chính phủ;

b) Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);

c) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);

d) Thanh tra sở;

đ) Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).

2. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

1. Nguyên tắc hoạt động thanh tra

  • Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
  • Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.

2. Hình thức thanh tra

  • Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất.
  • Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
  • Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
  • Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.

3. Căn cứ ra quyết định thanh tra

Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây:

  • Kế hoạch thanh tra;
  • Theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước;
  • Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
  • Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về Quy định chung của pháp luật về hoạt động thanh tra, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hành chính: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178