• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Phân biệt tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, khác nhau về hành vi, hậu quả và chủ thể của tội phạm

  • Phân biệt tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
  • Tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

 Tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Câu hỏi của bạn:

     Xin nhờ Luật sự phân biệt tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng theo quy định Bộ luật hình sự năm 2015. Xin cám ơn.

Câu trả lời của Luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1. Khái niệm tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

    Tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác hoặc có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ, xâm phạm quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người. Đối tượng của tội này là những người đang sống, đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con người.

     Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng được quy định tại Điều 132 Bộ luật hình sự là hành vi không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dù có đủ điều kiện để cứu giúp song không cứu giúp dẫn đến hậu quả bị hại chết. Như vậy, xử sự cứu giúp người là nghĩa vụ được luật quy định và trong trường hợp thực hiện tội phạm này, chủ thể đã tác động làm biến dạng xử sự hợp pháp. [caption id="attachment_98896" align="aligncenter" width="455"]Tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng[/caption]

2. Phân biệt tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Tiêu chí Tội giết người Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Hành vi

     Về hình thức của hành vi khách quan của tội giết người có thể được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động.

     Ví dụ 1: A có mâu thuẫn với B và nảy sinh ý định giết B nên đã tìm đến nhà và dùng dao chém B và B chết ngay tại chỗ (tội phạm thực hiện bằng hành động)

     Ví dụ 2: Một y tá cố tình không cho người bệnh uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ để người bệnh chết mặc dù người y tá này có nghĩa vụ phải cho người bệnh uống thuốc.

     Hành vi khách quan là hành vi không cứu người khác (tức là tội phạm luôn thực hiện bằng không hành động).      Hoàn cảnh phạm tội nạn nhân đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng      Ví dụ 1: A là bác sĩ đang trên đường đến bệnh viện gặp B bị tai nạn xe máy đang nằm trên đường, A có đủ phương tiện để cấp cứu cho B nhưng A không cứu chữa, B chết.      Ví dụ 2: A là cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đang trên đường đi làm về, thấy có 2 nạn nhân trong vụ hoả hoạn nhưng không cứu nên nạn nhân chết.
Hậu quả      Nạn nhân có thể chết hoặc không chết.      Nạn nhân chết
Chủ thể      Bất kỳ ai từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự       Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và phải là người có khả năng cứu giúp nạn nhân đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về tội giết người và tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạngquý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178