• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nói là muốn giết người có cấu thành tội phạm hay không?, Mà như đã phân tích ở trên tội đe dọa giết người chỉ cấu thành khi có hành vi đe dọa giết người và

  • Nói là muốn giết người có cấu thành tội phạm hay không?
  • Nói là muốn giết người có cấu thành tội phạm
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nói là muốn giết người có cấu thành tội phạm

Câu hỏi của bạn:

     Xin chào Luật sư. Xin Luật sư cho biết gia đình ông A và gia đình ông B cãi nhau. Trong lúc cãi nhau ông A có chửi vợ ông B là nhìn mặt mày tao ghét. Sau đó vợ ông B chửi lại ông A là nhìn mặt con ông tôi muốn giết, sau đó 10 ngày ông A làm đơn kiện ông B. Vậy tôi xin hỏi quý công ty như vậy có được cấu thành tội không. Tòa có giải quyết không. Tôi xin cảm ơn quý công ty. Xin cám ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Nói là muốn giết người có cấu thành tội phạm

1. Cấu thành tội đe dọa giết người

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội đe dọa giết người như sau:

Điều 133. Tội đe dọa giết người

"1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác." [caption id="attachment_80325" align="aligncenter" width="320"]Nói là muốn giết người có cấu thành tội phạm Nói là muốn giết người có cấu thành tội phạm[/caption]

a. Mặt khách quan của tội đe doa giết người

Hành vi của tội đe doa giết người

     Đối với tội đe dọa giết người, người phạm tội có hành vi làm cho người bị đe doạ biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm (bị giết chết).

     Ví dụ: Đe doạ người khác nhiều lần bằng lời nói là sẽ giết chết họ.

     Hành vi này được thể hiện bằng trực tiếp (như bằng lời nói trước mặt, nói trực tiếp với người bị đe doạ) hoặc bằng gián tiếp (như qua thư, qua điện thoại hoặc nhắn qua người khác).

     Để xác định có hay không có hành vi đe dọa giết người thì phải căn cứ vào việc hành vi đe dọa trên có làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện hay không ?

     Vấn đề xác định có hay không có căn cứ cho rằng người đe doạ có khả năng sẽ hành động thực sự trên thực tế là rất khó xác định và cần phải xét một cách toàn diện trên các mặt sau:

  • Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe doạ.
  • Nguyên nhân của việc xảy ra hành vi đe doạ, mâu thuẫn giữa người có hành vi đe doạ với người bị đe doạ.
  • Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe doạ sau khi bị đe doạ.
  • Số lần đe doạ và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe doạ.

     Lưu ý: Người có hành vi đe doạ giết người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu xác định được căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ thực sự là việc đe doạ hoàn toàn có khả năng sẽ được thực hiện, đây là dấu hiệu bắt buộc của tội này.

     Dấu hiệu cơ bản để phân biệt giữa tội đe doạ giết người với tội giết người ở giai đoạn chuẩn bị là sự công khai hoặc không công khai hành vi chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi tước đoạt tính mạng của người khác, cả hai tội nêu trên tội phạm đều chuẩn bị công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi giết người.

     Tuy nhiên, ở tội đe doạ giết người thì người phạm tội cố ý để cho người bị hại hoặc người khác biết và tin rằng người đó sẽ thực hiện lời đe doạ giết. Còn ở trường hợp giết người chưa đạt thông thường người phạm tội thực hiện việc chuẩn bị phạm tội một cách lén lút, bí mật. Mặt khác, mục đích đe dọa của tội này khác với mục đích giết người của tội giết người.

b. Khách thể của tội đe doa giết người

     Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.

c. Mặt chủ quan của tội đe doa giết người

     Lỗi: Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

d. Chủ thể của tội đe doa giết người

     Chủ thể của tội đe doạ giết người là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2. Tư vấn cụ thể trường hợp đe dọa giết người

     Trong câu hỏi bạn gửi đến cho chúng tôi, bạn có nói: "Trong lúc cãi nhau ông A có chửi vợ ông B là nhìn mặt mày tao ghét. Sau đó vợ ông B chửi lại ông A là nhìn mặt con ông tôi muốn giết". Với câu hỏi này chúng tôi chỉ nhận thấy B có hành vi nói là "nhìn mặt mày tao muốn giết ngoài ra không còn hành động nào khác", như vậy B chỉ có hành vi đe dọa mà không có các hành vi khác để chứng minh cho sự đe dọa đó, do đó sẽ không có cơ sở để A lo sợ rằng sự việc B giết mình xảy ra

     Mà như đã phân tích ở trên tội đe dọa giết người chỉ cấu thành khi có hành vi đe dọa giết người và việc đe dọa giết người đó phải có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện thì mới cấu thành. Do vậy trong trường hợp này chúng tôi thấy chưa có dấu hiệu của tội phạm

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về Nói là muốn giết người có cấu thành tội phạm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178