• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như thế nào là tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015? Bức tử là việc đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm...

  • Như thế nào là tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015?
  • Tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NHƯ THẾ NÀO LÀ TỘI BỨC TỬ THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015?

Câu hỏi của bạn:

    Xin chào luật sư, tôi muốn hỏi như thế nào là tội bức tử theo Bộ luật hình sự năm 2015. Tôi xin cảm ơn.

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn: Cấu thành tội phạm của tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015.

Điều 130. Tội bức tử

"1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai."

1. Mặt khách quan của tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015.

1.1.Hành vi của tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015

     - Đối xử tàn ác:

     Đó là hành động gây đau khổ cho người lệ thuộc mình. Sự đau khổ của nạn nhân có thể là sự đau khổ về thể xác hoặc sự đau khổ về tinh thần như: bị đánh đập, bị bỏ đói, bị bỏ rét, bắt làm việc nặng nhọc, không cho học hành, vui chơi...Hành vi này không chỉ bị pháp luật cấm mà dư luận xã hội cũng lên án.

     - Thường xuyên ức hiếp:

     Là hành vi dựa vào quyền hành, sức mạnh, tiền tài để đè nén, buộc người lệ thuộc chính mình phải chịu đựng điều bất công phi lý như: bị đánh mà không được kêu khóc; hai người đều có lỗi như nhau nhưng chỉ phạt một người...Hành vi ức hiếp phải xảy ra thường xuyên thì mới coi là tội phạm.

     - Ngược đãi người khác:

     Là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, trái với lẽ phải, với đạo đức giữa con cái đối với bố mẹ, giữa các cháu với ông bà, giữa vợ chồng với nhau...

     - Làm nhục người lệ thuộc mình:

     Người phạm tội đã có hành vi làm tổn thương đến nhân phẩm danh dự người lệ thuộc mình bằng lời nói hoặc hành động như: xỉ vả trước đám đông, tung tin thất thiệt để người khác tưởng thật và xa lánh.

1.2.Hậu quả của tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015

     Hậu quả của tội bức tử xảy ra là làm cho nạn nhân tự sát. Tự sát có nghĩa là "tự giết", là hành động của một người cố ý gây ra cái chết cho chính mình. Tự sát thường có liên hệ với trạng thái tuyệt vọng, hoặc do một số rối loạn tâm thần cơ bản bao gồm trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, tâm thần phân liệt... Chịu áp lực hoặc gặp những tình cảnh bất hạnh như khó khăn về tài chính hoặc rắc rối với các mối quan hệ giữa các cá nhân (thất tình, mâu thuẫn với gia đình, bạn bè....)

     Đối với tội bức tử chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt. Tuy nhiên, đối với trường hợp nạn nhân không bị chết, tuỳ thuộc vào từng trường hợp mà có thể truy tố hoặc không truy tố người có hành vi bức tử. [caption id="attachment_53376" align="aligncenter" width="385"]Tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015 Tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015[/caption]

1.3.Mối quan hệ nhân quả của tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015

     Vì bị đối xử tàn ác, thường xuyên bị ức hiếp ngược đãi hoặc bị làm nhục, nên nạn nhân đã tự sát. Nếu vì lý do khác làm cho nạn nhân tự sát, thì người có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp... cũng không bị coi là phạm tội bức tử.

2. Mặt chủ quan của tội bức tử theo Bộ luật hình sự năm 2015.

     Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, động cơ và mục đích. Người phạm tội thực hiện các hành vi nêu trên với lỗi cố ý nhưng có thể vô ý hoặc vô ý đối với hậu quả tự sát của nạn nhân.

3. Khách thể của tội bức tử theo Bộ luật hình sự năm 2015.

     Xâm hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân. Đặc biệt mối quan hệ lệ thuộc giữa nạn nhân và người phạm tội là yếu tố bắt buộc để xác định hành vi của một người có phạm tội bức tử hay không. Người bị lệ thuộc phải là người dựa vào người khác trong cuộc sống về các mặt vật chất và tinh thần như: lệ thuộc về kinh tế; bị ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò hoặc quan hệ tôn giáo...

4. Chủ thể của tội bức tử theo Bộ luật hình sự năm 2015.

     Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.

5. Hình phạt của tội bức tử theo Bộ luật hình sự năm 2015.

     – Khung hình phạt cơ bản: phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

     – Khung tăng nặng: phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

    Để được tư vấn chi tiết về Như thế nào là tội bức tử theo Bộ luật hình sự 2015 quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178