• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

nguyên tắc xây dựng định mức lao động như sau: Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản [...]

  • Nguyên tắc xây dựng định mức lao động theo quy định
  • Nguyên tắc xây dựng định mức lao động
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

Kiến thức của bạn:

  • Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về tiền lương

Nội dung tư vấn về nguyên tắc xây dựng định mức lao động

     1. Nguyên tắc xây dựng định mức lao động

     Điều 8 Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về tiền lương quy định về nguyên tắc xây dựng định mức lao động như sau:       Thứ nhất: Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở tổ chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất hợp lý.      Thứ hai: Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh, phù hợp với cấp bậc, trình độ đào tạo của người lao động, quy trình công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật của máy móc thiết bị và bảo đảm các tiêu chuẩn lao động.       Thứ ba: Mức lao động phải là mức trung bình tiên tiến, bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.       Thứ tư: Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải thông báo cho người lao động biết ít nhất 15 ngày trước khi áp dụng thử. Thời gian áp dụng thử tùy theo tính chất công việc, nhưng tối đa không quá 3 tháng và phải đánh giá việc thực hiện mức.        Trường hợp trong thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện tính theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại mức lao động.        Thứ năm: Mức lao động phải được định kỳ rà soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh mức lao động, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. [caption id="attachment_87896" align="aligncenter" width="450"]Nguyên tắc xây dựng thang lương bảng lương Nguyên tắc xây dựng thang lương bảng lương[/caption]

      2. Quy chế làm việc của Hội đồng tiền lương quốc gia

      Điều 6 Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về tiền lương quy định về quy chế làm việc của Hội đồng tiền lương quốc gia như sau:        Thứ nhất: Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia quy định quy chế làm việc của Hội đồng tiền lương quốc gia, bộ phận kỹ thuật và bộ phận thường trực.       Thứ hai: Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia được mời các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của các Bộ, ngành, các viện nghiên cứu, trường đại học để tham vấn ý kiến hoặc tham gia các cuộc họp của Hội đồng.

     Để được tư vấn về nguyên tắc xây dựng định mức lao động chi tiết về bảo hiểm quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178