• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

nguyên tắc ký hợp đồng với người giúp việc gia đình như sau: Khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ, người sử dụng lao động [...]

  • Nguyên tắc ký hợp đồng với người giúp việc gia đình
  • Nguyên tắc ký hợp đồng với người giúp việc
  • Hỏi đáp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Nguyên tắc ký hợp đồng với người giúp việc

Kiến thức của bạn:

  • Nguyên tắc ký hợp đồng với người giúp việc gia đình

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về người giúp việc gia đình

Nội dung tư vấn về nguyên tắc ký hợp đồng với người giúp việc

     1. Nguyên tắc ký hợp đồng với người giúp việc gia đình

     Điều 5 Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về người giúp việc gia đình quy định về nguyên tắc ký hợp đồng với người giúp việc gia đình như sau: 

    Thứ nhất: Khi ký kết hợp đồng lao động với người lao động không biết chữ, người sử dụng lao động đọc toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động; trường hợp cần thiết người lao động yêu cầu người sử dụng lao động mời người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình làm chứng trước khi ký hợp đồng lao động. Cụ thể như sau: 

  • Người sử dụng lao động đọc đầy đủ, rõ ràng toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động. 
  • Người lao động thực hiện ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động bằng hình thức điểm chỉ. 
  • Trường hợp có người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình làm chứng thì trong hợp đồng lao động phải ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc khi cần và chữ ký của người làm chứng.

     Thứ hai: Trường hợp người sử dụng lao động có thuê mướn, sử dụng nhiều lao động là người giúp việc gia đình thì người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với từng người lao động.

     Thứ ba: Hợp đồng lao động được lập ít nhất thành hai bản, người sử dụng lao động giữ một bản, người lao động giữ một bản.

     Thứ tư: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người lao động làm việc về việc sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.

     Văn bản thông báo sử dụng lao động giúp việc gia đình theo phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. [caption id="attachment_84113" align="aligncenter" width="450"]Nguyên tắc ký hợp đồng với người giúp việc Nguyên tắc ký hợp đồng với người giúp việc[/caption]

     2. Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

     Điều 9 Nghị định 27/2014/NĐ-CP hướng dẫn bộ luật lao động về người giúp việc gia đình quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau: 

     Thứ nhất: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

     Thứ hai: Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.

     Thứ ba: Sau thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc thời hạn mà hai bên đã thỏa thuận, nếu người lao động không có mặt thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

     Để được tư vấn vấn về nguyên tắc ký hợp đồng với người giúp việc quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178