• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ theo quy định của pháp luật: Xâm phạm là các hành vi sử dụng tác phẩm hay cuộc biểu diễn nhằm mục đích kinh doanh

  • Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ theo quy định của pháp luật
  • hành vi xâm phạm quyền tác giả
  • Hỏi đáp luật sở hữu trí tuệ
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ

Kiến thức của bạn:

      Hành vi xâm phạm quyền tác giả và ngoại lệ theo quy định của pháp luật.

Kiến thức của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Cơ sở pháp lý

Nội dung câu trả lời:

Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 quy định:

2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. 

1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả

      Xâm phạm là các hành vi sử dụng tác phẩm hay cuộc biểu diễn nhằm mục đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ thể quyền tác giả, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Các hành vi này còn gọi là hành vi ăn cắp bản quyền hay sao chép lậu. Các hành vi xâm phạm theo Điều 28 Luật SHTT được liệt kê như sau:

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

  1. Mạo danh tác giả.
  2. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
  3. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
  4. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
  5. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản Điều 25 của Luật này.
  6. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm khoản Điều 25 của Luật này.
  7. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản Điều 25 của Luật này.
  8. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
  9. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  10. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
  11. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  12. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
  13. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
  14. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
  15. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.”

      Như vậy,  không những hành vi sao chép, bán tác phẩm sao chép lậu bị coi là xâm phạm, mà cả hành vi mua những sản phẩm đó, dù để sử dụng hay để bán, tặng cho, cũng bị coi là xâm phạm quyền tác giả. [caption id="attachment_12837" align="aligncenter" width="300"]Hành vi xâm phạm quyền tác giả Hành vi xâm phạm quyền tác giả[/caption]

2. Các hành vi sử dụng không bị coi là xâm phạm

      Hành vi sử dụng với sự đồng ý của của chủ sở hữu quyền tác giả không bị coi là xâm phạm quyền tác giả. Ngoài ra, việc sử dụng tác phẩm nước ngoài mà nước đấy không có thỏa thuận, trực tiếp hay gián tiếp, về bảo hộ quyền tác giả với Việt Nam cũng chưa bị coi là hành vi xâm phạm quyền tác giả, vì Việt Nam chưa tham gia Công ước Berne (cho tới tháng 10 năm 2004).

      Trên nguyên tắc, chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam chống lại hành vi xâm phạm tại Việt Nam. Đối với hành vi xâm phạm tại nước khác thì được xử theo luật của nước khác, trừ trường hợp giữa hai nước có thoả thuận khác. Người nước ngoài được bảo hộ tại Việt Nam đối với tác phẩm lần đầu tiên được công bố, phổ biến hoặc được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định tại một nước là thành viên Công ước Berne.

      Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Hành vi xâm phạm quyền tác giả , quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 24/7:19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.comChúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.      

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178