• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

đồng phạm là trường hợp hai người trở lên cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Những người trong vụ án đồng phạm bao gồm Người thực hành, người tổ chức...

  • Đồng phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015
  • Đồng phạm
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kiến thức của bạn:

     Vấn đề đồng phạm trong Bộ luật Hình sự năm 2015 được quy định như thế nào?   Câu trả lời của Luật sư:

    Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi  đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc  . Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn sau:

Căn cứ pháp lý :

  • Bộ luật Hình sự năm 2015

Nội dung tư vấn :

     Khái niệm đồng phạm

    Căn cứ vào điều 17, Bộ luật Hình sự 2015:

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

     Như vậy, điều kiện đầu tiên để xác định trường hợp có phải là đồng phạm hay không đó là phải có hai người trở lên và những người tham gia thực hiện hành vi phạm tội phải đáp ứng đầy đủ điều kiện chủ thể tội phạm bao gồm cả về năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều kiện thứ hai khi xét về đồng phạm là yếu tố lỗi. Trong trường hợp đồng phạm, lỗi là lỗi cố ý. Tất cả những người tham gia thực hiện hành vi phạm tội đều ý thức được hành vi của mình gây ra.

    Ví dụ : A - 19 tuổi và B - 20 tuổi, do thiếu tiền để chơi cờ bạc đã rủ nhau vào nhà C ăn trộm. Trong trường hợp này cả A và B là đồng phạm.

    Ví dụ : A -19 tuổi  và B- 20 tuổi, cả hai không quen biết nhau. Lúc 19h A trèo tường  phía sau  vào nhà C ăn trộm chiếc điện thoại của C.  Cùng lúc đấy, B cũng theo công phụ ( C quên không khóa lúc ra khỏi nhà) ăn trộm  3 triệu đồng C đặt trong tủ. Dù thực hiện cùng một hành vi là trộm cắp tài sản, tuy nhiên trong trường hợp này, cả A - B đều không cùng nhau cố ý thực hiện hành vi nên không được coi là đồng phạm.

    Các dạng đồng phạm: 

  • Đồng phạm giản đơn: là  trường hợp những người cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội đều là người thực hành.
  • Phạm tội có tổ chức: là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện một hành vi phạm tội. Trong phạm tội có tổ chức có sự phân, sắp đặt vai trò giữa những người cùng tham gia

     Những dạng người trong một vụ án đồng phạm:

  • Người thực hành: là người trực tiếp tham gia thực hiện tội phạm. Họ là người đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tội phạm, nếu không có họ, thì tội phạm chỉ dừng ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. 
  • Người tổ chức là người chủ mưu, chỉ huy, cầm đầu việc thực hiện tội phạm. Người tổ chức có thể thực hiện các hành vi như vạch kế hoạch, lôi kéo người khác thực hiện hành vi, điều khiển việc thực hiện hành vi của  những đồng phạm khác...
  • Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm chỉ được coi là đồng phạm khi hành vi xúi giục đó có liên quan trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của những người đồng phạm khác, và chỉ sau khi bị xúi giục, người thực hiện phạm tội mới có ý định phạm tội. Hành vi xúi giục phải cụ thể, nhắm vào tội phạm cụ thể và người phạm tội cụ thể, nếu chỉ có lời nói có tính chất gợi ý chung chung thì không phải là người xúi giục và không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức là người  tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần  cho việc phạm tội. Họ là người tạo điều kiện cho việc thực hiện tội phạm diễn ra thuận lợi hơn.

     Trong trường hợp người thực hành thực hiện hành vi vượt quá thì những người đồng phạm khác không phải chịu trách nhiệm về sự vượt quá của người thực hành. Chẳng hạn như: A ra lệnh  B dùng gậy đánh gãy chân C.  Do mâu thuẫn với C từ trước, trong lúc hành động , B đã  đánh gãy chân C và khi C ngất, B lại dùng gậy đập trúng đầu C khiến C chết. Trong trường hợp này, A không phải chịu trách nhiệm  về hành vi giết người của  B mà chịu phải chịu trách nhiệm cho việc cố ý gây thương tích.

      Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật hình sự miễn phí 24/7: 19006500 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu  cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung thông qua email : lienhe@luattoanquoc.com.  Luật Toàn Quốc luôn mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi người để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

      Xin trân thành cảm ơn sự đồng hành của mọi người.

      Trân trọng ./.

Liên kết ngoài tham khảo:

- Luật sư tư vấn hình sự

- Kiến thức luật hình sự

- Hỏi đáp luật hình sự

- Văn bản pháp luật hình sư        

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178