• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Đánh ghen có phạm tội làm nhục người khác theo pháp luật hiện hành? Ghen là một trạng thái cảm xúc tâm lý của con người phản ánh những suy nghĩ tiêu cực...

  • Đánh ghen có phạm tội làm nhục người khác theo pháp luật hiện hành?
  • Tội làm nhục người khác
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐÁNH GHEN CÓ PHẠM TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH?

Kiến thức của bạn:

     Xin chào luật sư.

     Trong thời gian gần đây, sự việc đánh ghen thường xuyên diễn ra và nhất là có các trường hợp họ đánh ghen bằng việc lột đồ của người bị đánh ghen ở ngay trốn đông người, quay các clip đánh ghen đó và tung lên mạng xã hội như một chiến lợi phẩm để mọi người cùng bàn luận. Tôi xin hỏi Luật sư, việc đánh ghen và tung các clip về lột đồ của người bị đánh ghen lên mạng xã hội có phạm tội làm nhục người khác hay không? Xin cảm ơn luật sư.

Kiến thức của Luật sư:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Đánh ghen có phạm tội làm nhục người khác.

1.Cấu thành tội làm nhục người khác.

Điều 155. Tội làm nhục người khác

"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a)Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

1.1.Mặt khách quan của tội làm nhục người khác.

a.Hành vi của tội làm nhục người khác.

     Đối với mỗi một tội khác nhau thì sẽ biểu hiện là bên ngoài thế giới khách quan những hành vi tương ứng với hoạt động tâm lý bên trong của tội phạm. Đối với tội làm nhục người khác thì được biểu hiện dưới rất nhiều hành vi khác nhau:

  • Bằng lời nói: Dùng những câu chửi bới có lời lẽ xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác.
  • Bằng cử chỉ: Như đánh ghen, lột đồ giữa trốn đông người, quay clip về việc đánh ghen đó tung lên mạng...

b.Hậu quả của tội làm nhục người khác.

Làm cho mọi người xung quanh có cái nhìn không thiện cảm đối với người bị làm nhục, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

c.Mối quan hệ nhân quả.

     Quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả đã xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi mà có hậu quả xảy ra. [caption id="attachment_52987" align="aligncenter" width="336"]Tội làm nhục người khác Tội làm nhục người khác[/caption]

1.2. Mặt chủ quan của tội làm nhục người khác.

     Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, động cơ và mục đích.

     Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội thường là đã có chủ đích và biết rõ ràng hậu quả sẽ xảy ra và luôn mong muốn đạt được mục đích làm cho danh dự, nhân phẩm của người khác theo hướng tồi tệ hơn, khiến mọi người xung quanh luôn có cái nhìn không thiện cảm thậm chí là ác cảm đối với người bị làm nhục.

     Mục đích xâm phạm đến danh dự; nhân phẩm của người khác luôn là động cơ thúc đẩy người phạm tội thực hiện các hành vi đã nêu thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác. Và người bị làm nhục đó có đơn yêu cầu gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 155, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: "1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết." là điều kiện bắt buộc đối với tội làm nhục người khác.

1.3. Khách thể của tội làm nhục người khác.

     Khách thể của tội làm nhục người khác trực tiếp xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác do Bộ luật hình sự bảo vệ.

1.4. Chủ thể của tội làm nhục người khác.

     Chủ thể của tội này là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định.

1.5. Hình phạt của tội làm nhục người khác.

     – Khung hình phạt cơ bản: bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

     – Khung tăng nặng: phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm; phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.

     – Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2.Tư vấn theo thông tin mà bạn cung cấp.

     Theo thông tin mà bạn cung cấp liên quan đến đánh ghen. Ghen là một trạng thái cảm xúc tâm lý của con người phản ánh những suy nghĩ mang tính tiêu cực được biểu hiện bằng cảm giác bất an, sợ hãi,bực tức, ích kỷ, cảm thấy mình thua kém và lo lắng về một sự mất mát được thể hiện qua những hành vi đánh ghen.

     Đánh ghen được biểu hiện qua rất nhiều hành vi khác nhau. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng mà người phạm tội nhắm tới là xâm hại đến nhân phẩm, danh dự của người người. Nếu vẫn là mục đích đó nhưng người phạm tội sử dụng những lời vu khống hay tố giác người khác đến cơ quan có thẩm quyền bằng sự việc không có thật thì lúc này có thể là phạm tội vu khống chứ không phải phạm tội làm nhục người khác.

     Cần chú ý đến tính xác thực của những lời nói, hành vi của người thực hiện là đúng hay không. Hơn nữa, hậu quả xảy ra chỉ dừng lại ở việc nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác; nếu có hậu quả là tổn hại sức khỏe xảy ra thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội cố ý gây thương tích khi mà tỷ lệ giám định thương tích đạt mức độ 11%, đủ để cấu thành tội cố ý gây thương tích. Như vậy, việc đánh ghen có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau; tùy từng hậu quả xảy ra và đáp ứng các điều kiện về chủ thể nộp đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật thì có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

      Để được tư vấn chi tiết về Đánh ghen có phạm tội làm nhục người khác theo pháp luật hiện hành? quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178