• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi nào? Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp?

  • Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi nào?
  • đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp
  • Hỏi đáp luật hành chính
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

Câu hỏi của bạn về đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp:  

     Cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi nào? Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp?

Câu trả lời của Luật sư về đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp:

     Chào bạn. Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp như sau:

1. Căn cứ pháp lý về đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp

2. Nội dung tư vấn về đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp

2.1. Trường hợp cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp

     Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp bị đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp trong những trường hợp sau đây:

  • Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này, cụ thể là các điều kiện sau:

     * Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập;

     * Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo cam kết;

     * Có đủ chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;

     * Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;

     * Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

     * Có điều lệ, quy chế tổ chức, hoạt động.

  • Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
[caption id="attachment_127252" align="aligncenter" width="406"]đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp Đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp[/caption]

2.2. Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp

     Thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 20 Luật Giáo dục nghề nghiệp, hướng dẫn bởi Điều 21 Nghị định 143/2016/NĐ-CP như sau:

  • Về thẩm quyền đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp: người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì có quyền đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương quy định thủ tục đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

     Theo đó, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật giáo dục nghề nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định tại Điều 16 Nghị định 143/2016/NĐ-CP tổ chức kiểm tra để đánh giá mức độ vi phạm.

     Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp gồm:

     * Tổng cục Dạy nghề cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học.

     * Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

     Căn cứ mức độ vi phạm của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

  • Về quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp: phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà giáo, viên chức, người lao động và người học. Quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

     Sau thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép tiếp tục hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về đình chỉ hoạt động giáo dục nghề nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hành chính 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178