• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Các căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS 2015. Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội được áp dụng...

  • Các căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS 2015.
  • Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Hỏi đáp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CÁC CĂN CỨ ĐỂ MIỄN TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ THEO BLHS 2015.

Kiến thức của bạn:

     Tôi có thắc mắc muốn luật sư giải đáp rõ là trong trường hợp nào thì được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự?

Kiến thức của luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Các căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

1. Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

1.1. Khái niệm về miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

     Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lý mà người phạm tội phải chịu trước Nhà nước do việc thực hiện hành vi phạm tội mà mình đã thực hiện. Trách nhiệm hình sự chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội nhưng không có nghĩa người phạm tội nào cũng đều phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong nhiều trường hợp, theo quy định của pháp luật hình sự, người phạm tội không bị buộc phải chịu trách nhiệm hình sự và như vậy ta có thể hiểu miễn truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

     Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) dựa vào các căn cứ, điều kiện cụ thể của người phạm tội để có thể ra quyết định cho người đó không phải chịu trách nhiệm hình sự nữa.

1.2. Nội dung điều luật căn cứ miễn trách nhiệm hình sự.

     Điều 29. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự

"1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa; 

c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự." [caption id="attachment_60217" align="aligncenter" width="378"]Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự[/caption]

2. Các căn cứ để được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.1. Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự khi có thay đổi trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

     Điều tra, truy tố, xét xử là các hoạt động trong tố tụng hình sự. 

  • Có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa:

     Sự thay đổi này là xuất phát từ quan niệm, quan điểm của chính sách pháp luật đối với các hành vi đã thực hiện. Hành vi thực hiện tội phạm trong thời điểm này thì là cấu thành tội phạm nhưng ở điều kiện kinh tế, tình hình xã hội lúc khác thì lại không bị coi là phạm tội. Đây được xem là thay đổi về điều kiện khách quan dẫn đến tính nguy hiểm cho xã hội không còn.

     Ví dụ: Bộ luật hình sự 1999 có quy định tại Điều 199 về tội sử dụng trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, qua nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau thì họ không coi đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội nữa mà những người sử dụng chất ma túy là nạn nhân. Do đó, BLHS 1999, sửa đổi bổ sung 2009 đã bỏ tội danh này.

  • Chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa:

     Có thể thấy, tính nguy hiểm cho xã hội là một trong các căn cứ để có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một cá nhân. Khi tính nguy hiểm mà một người gây ra không còn do chuyển biến của tình hình như: việc thay đổi nền kinh tế đi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì tội liên quan đến mua bán, làm giả tem phiếu không được xem là nguy hiểm cho xã hội nữa. Thì người phạm tội có thể được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như đang ở trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

  • Người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa:

     Nếu hai căn cứ trên là xuất phát từ chuyển biến khách quan thì căn cứ này lại là xuất phát từ bản thân người phạm tội, việc người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo là một trong các căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự thể hiện chính sách khoan hồng của pháp luật đối với những người phạm tội.

2.2. Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự khi có quyết định đại xá.

     Đại xá có ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị – xã hội, thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với những người phạm tội về hình sự. Đại xá được hiểu là một biện pháp khoan hồng của Nhà nước nhằm tha tội hoàn toàn và triệt để cho một số loại tội phạm nhất định đối với hàng loạt người phạm tội.

2.3. Miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp khác.

  • Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

     Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một hành vi phạm tội xảy ra là việc Nhà nước áp dụng các chế tài để buộc người thực hiện hành vi phạm tội phải trả giá cho những gì mà mình đã gây ra. Tuy nhiên, pháp luật cũng có những chính sách khoan hồng nhằm hạn chế những hậu quả có thể xảy ra. Việc người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc và góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm đã phần nào thể hiện tính ăn năn, hối lỗi với những hành vi mà mình gây ra. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đặt ra nhằm răn đe, góp phần vào việc thay đổi thái độ, nhận thức của người phạm tội, mà người phạm tội đã cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận thì đây là một căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự là hoàn toàn phù hợp.

  • Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

     Tính chất phạm tội với lỗi vô ý khi thực hiện tội phạm ít nghiêm hoặc tội phạm nghiêm trọng cũng có thể là một trong các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với một người. Việc người đại diện hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và có đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự lại càng củng cố thêm việc thực hiện hành vi đó có thể được tha thứ thì cũng là một trong các căn cứ có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

       Để được tư vấn chi tiết về Các căn cứ để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS 2015. quý khách có thể liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178